Cho thấy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 12/52 bệnh nhân có sinh thiết thận trong đó class IV có 7 bệnh nhân chiếm 58,4%, class III có 3 bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 65 - 69)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

3.5 cho thấy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 12/52 bệnh nhân có sinh thiết thận trong đó class IV có 7 bệnh nhân chiếm 58,4%, class III có 3 bệnh nhân

thận trong đó class IV có 7 bệnh nhân chiếm 58,4%, class III có 3 bệnh nhân (25%), còn lại class V, VI mỗi class chỉ gặp 1 bệnh nhân (8,3%) và không có có tổn thương class I, II. Viêm thận lupus class IV là thể tổn thương nặng nhất nhưng cũng thường gặp nhất trong nhiều nghiên cứu như Đỗ Thị Liệu21 (67,4%), Lê Thúy Hằng88 (61,4%), Osman và cộng sự55 (64,7%). Tỷ lệ class IV ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trên, sự khác biệt này có thể là do số lượng bệnh nhân có sinh thiết thận của chúng tôi hạn chế là 12/52 bệnh nhân, Đỗ Thị Liệu21 (80/80), Lê Thị Thúy Hằng88 (114/114), Osman và cộng sự55 (34/50).

4.1.4.2. Đặc điểm tổn thương ngoài thận

* Tổn thương da và niêm mạc: Tổn thương da và niêm mạc ở bệnh nhân

LBĐHT bao gồm ban cánh bướm, ban nhạy cảm ánh sáng, ban dạng đĩa, loét niêm mạc. Ban cánh bướm là triệu chứng lâm sàng rất quan trọng gợi ý LBĐHT cũng như xuất hiện trong đợt cấp của bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Biểu đồ 3.2) cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có ban cánh bướm là 13,5%, ban nhạy cảm ánh sáng là 21,2%, không gặp ban dạng đĩa, có 15,4% bệnh nhân nhập viện có loét niêm mạc miệng. Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện ban cánh bướm trong nhóm nghiên cứu chúng tôi thấp hơn rất nhiều nghiên cứu khác như Đỗ Thị Liệu21 (68,8%), Nghiêm Trung Dũng82 (55,9%), Said và cộng sự66 (90%). Tỷ lệ loét miệng trong nghiên cứu của Said và cộng sự66 là 36,7% (11), ban nhạy cảm ánh sáng 90% cao hơn kết quả của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể lý giải do khác nhau giữa địa điểm lấy mẫu (khoa nội trú, phòng khám, khoa thận tiết niệu, khoa dị ứng..)

* Tổn thương cơ xương khớp: Trong số 52 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ bệnh

nhân có viêm khớp là 15,4% (Biểu đồ 3.2). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với Nghiêm Trung Dũng82 (2018) với tỷ lệ là 18,4%, thấp hơn kết

quả của Phan Thị Hồng Nhung86 (21,1%), Đỗ Thị Liệu21 (70%), Said và cộng sự66 (80%). Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau giữa địa điểm làm nghiên cứu, do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại Trung tâm Thận – tiết niệu và Lọc máu nên đa số các bệnh nhân vào viện vì biểu hiện tổn thương thận là chính.

* Tổn thương tâm, thần kinh: Biểu hiện tổn thương về tâm thần kinh do

LBĐHT thường rất nặng và tiên lượng tử vong. Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi có 5 bệnh nhân có biểu hiện co giật ngay lúc đầu vào viện chiếm 9,6%

(Biểu đồ 3.2). Kết quả của chúng tôi cao hơn Lê Thúy Hằng88 (1,75%), Nghiêm Trung Dũng82 (4,0%) và tương đồng với kết quả Đỗ Thị Liệu21 (12,7%). Trên lâm sàng không phải lúc nào cũng phân biệt được các tổn thương về tâm thần kinh ở bệnh nhân LBĐHT là biểu hiện của bệnh hay là triệu chứng của căn nguyên khác gây ra, do vậy tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương tâm thần kinh thường dao động và khác nhau ở các nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại trung tâm Thận – Tiết niệu và Lọc máu nên biểu hiện về thận là chủ yếu.

* Tràn dịch các màng: Tràn dịch màng phổi/màng tim rất hay gặp trong các

đợt tiến triển của bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Biểu đồ 3.2) cho thấy 57,6% bệnh nhân biểu hiện tràn dịch màng phổi/màng tim, trong đó tràn dịch màng phổi có 13 bệnh nhân, chiếm 25%; 28 bệnh nhân có tràn dịch màng ngoài tim chiếm 53,8%. Khi so sánh với một số tác giả, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có tràn dịch màng phổi của nhóm nghiên cứu tương đồng với Lê Thúy Hằng43 (21,93%), Said (30%) nhưng thấp hơn Phan Thị Hồng Nhung86 (41,2%). Tỷ lệ bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim của Đỗ Thị Liệu21 (33,5%), Lê Thúy Hằng88 (48,25%), Said và cộng sự66 (13,3%) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.

* Rối loạn về huyết học: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 94,3% bệnh nhân có thiếu máu (Bảng 3.3). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với

Man Thị Thu Hương89 (97%) nhưng cao hơn một số nghiên cứu khác như Nghiêm Trung Dũng82 (85,5%), Đỗ Thị Liệu21 (67,2%). Nguyên nhân có thể do bệnh nhân của chúng tôi vào viện vì đợt cấp và nhiều bệnh nhân kèm theo suy thận nên tình trạng thiếu máu càng nặng hơn.

Giảm bạch cầu và tiểu cầu cũng là các biểu hiện thường gặp trong VTL đặc biệt trong các đợt cấp. Tỷ lệ giảm bạch cầu máu ngoại vi trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,5% (Bảng 3.3). Khi so sánh với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ giảm bạch cầu của chúng tôi thấp hơn Man Thị Thu Hương89 (20%), Đỗ Thị Liệu21 (30,1%), cao hơn Lê Thúy Hằng88 (5,26%). Có 7 bệnh nhân chiếm 13,5% giảm tiểu cầu ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả này tương đương với Man Thị Thu Hương89 (15%) và cao hơn Lê Thúy Hằng88 (4,39%), Nghiêm Trung Dũng82 (3,3%). Tỷ lệ giảm tiểu cầu thấp trong các nghiên cứu của các tác giả trên có thể do đối tượng nghiên cứu đều là những bệnh nhân có chỉ định sinh thiết thận nên tiều cầu cần > 150 G/L hoặc thấp hơn nhưng đã được điều trị để đảm bảo điều kiện sinh thiết thận.

4.1.4.3. Đặc điểm sinh hóa, miễn dịch

* Rối loạn bilan Ca-P: Có 18/52 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi

được làm xét nghiệm bilan Ca-P đều là các bệnh nhân có tình trạng suy thận nhằm đánh giá tình trạng mạn tính, trong đó chủ yếu là giảm canxi máu (82,7%), tăng phospho máu (77,8%), tăng PTH (94,4%), tăng chỉ số CaxP (77,8%) (Bảng 3.4).

* Tình trạng giảm protid máu: Trên bệnh nhân mắc VTL thường có giảm

albumin và protein huyết thanh do mất qua nước tiểu, đặc biệt ở bệnh nhân có HCTH. Kết quả của chúng tôi thấy, theo Bảng 3.4 tỷ lệ giảm albumin máu và protein máu chiếm tỷ lệ cao là 88,5% và 76,9%. Nồng độ albumin trung bình là 26,29 ± 0,97 g/l và protein trung bình là 57,29 ± 1,63 g/l. Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Phan Thị Hồng Nhung86 với nồng độ albumin máu, protein máu trung bình là 24,31± 6,63 g/l và 54,94 ± 11,56 g/l

và thấp hơn kết quả của Khairallah và cộng sự83 là 36,03 ± 7,63 g/l. Nguyên nhân của sự khác biệt có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi và Phan Thị Hồng Nhung,86 bệnh nhân có HCTH chiếm tỷ lệ cao. HCTH là tình trạng gây ra bởi sự mất protein qua nước tiểu gây nên tình trạng giảm protid máu.

* Giảm bổ thể: Giảm thể C3, C4 là thường gặp trong các đợt cấp của

LBĐHT, đặc biệt ở bệnh nhân có tổn thương thận VTL. Trong 52 bệnh nhân nghiên cứu (Bảng 3.6) tỷ lệ giảm bổ thể C3 là 86,5%, C4 là 61,5%. Cũng có kết quả tương tự như chúng tôi là Said và cộng sự66 khi nghiên cứu 30 bệnh nhân VTL với tỷ lệ bổ thể C3 giảm là 86,7%, C4 là 53,3%; Nghiêm Trung Dũng82 có tỷ lệ giảm C3 là 89,5%, C4 là 55,6%. Nồng độ bổ thể C3 trung bình nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 0,52 ± 0,04 g/l, C4 trung bình là 0,12 ± 1,27 g/l. Nghiên cứu của Phan Thị Hồng Nhung86 cho kết quả nồng độ bổ thể C3 là 0,52 ± 0,26 g/l, tỷ lệ giảm C3 là 88,89% tương tự chúng tôi nhưng tỷ lệ bổ thể C4 giảm thấp hơn chúng tôi là 47,5%. Bổ thể C3 và C4 đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của LBĐHT. Giảm bổ thể gặp tỷ lệ cao trong LBĐHT đặc biệt trong giai đoạn hoạt động của bệnh. Giảm bổ thể C3 gặp phổ biến hơn giảm C4 ở các nghiên cứu do bổ thể C3 tham gia vào tất cả các con đường hoạt hóa bổ thể.

*ANA, anti ds-DNA dương tính: ANA có độ nhạy cao khoảng 99% nhưng

độ đặc hiệu lại thấp 80%, do vậy ANA thường được chỉ định khi nghi ngờ LBĐHT cũng như các bệnh tự miễn khác để loại trừ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 51/52 bệnh nhân chiếm 98,1% có ANA dương tính, nồng độ ANA trung bình của nhóm nghiên cứu là 8,27 ± 1,27 UI/ml (Bảng 3.6). Tỷ lệ ANA dương tính cao cũng rất phổ biến trong các nghiên cứu về LBĐHT như Nghiêm Trung Dũng82 (93,4%), Đỗ Thị Liệu21 (95%), Shahin và cộng sự11 (98,2%).

Anti ds-DNA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên dùng để chẩn đoán LBĐHT và cũng là nguyên nhân anti ds-DNA là một chỉ số đánh giá hoạt

động bệnh. Tỷ lệ anti ds-DNA dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 84,6%, nồng độ anti ds-DNA trung bình của nhóm nghiên cứu là 87,87 ± 6,16 IU/ml (Bảng 3.6). Nghiên cứu của Shahin và cộng sự11 trên 50 bệnh nhân thì có tỷ lệ anti ds-DNA dương tính là 87,7%, tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả của chúng tôi cao hơn của Đỗ Thị Liệu21 (76,2%), Lê Thúy Hằng88 (65,9%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w