Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với chỉ số hoạt động bệnh theo SELENA SLEDAI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 87 - 90)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

4.3.8. Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với chỉ số hoạt động bệnh theo SELENA SLEDAI.

Đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số hoạt động bệnh cao và rất cao chiếm 88,6%. Bảng 3.21 cho thấy ở nhóm bệnh nhân có chỉ số hoạt động bệnh rất cao, nồng độ vitamin D trung bình thấp nhất trong các nhóm là 9,18 ± 4,78 ng/mL, nhóm hoạt động bệnh cao là 12,45 ± 3,91 ng/mL, hoạt động bệnh trung bình là 15,23 ± 7,63 ng/mL, cao nhất là ở nhóm hoạt động bệnh nhẹ 16,60 ± 7,07 ng/mL. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Có sự khác biệt về nồng độ vitamin D trung bình

huyết thanh ở nhóm hoạt động bệnh cao với các nhóm hoạt động bệnh nhẹ (p = 0,028), hoạt động bệnh trung bình (p = 0,016) và nhóm hoạt động bệnh nhẹ (p = 0,017). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ vitamin D huyết thanh có mối tương quan nghịch với chỉ số hoạt động bệnh theo SLEDAI với r = -0,311, p = 0,025 (Biểu đồ 3.10).

Nhiều nghiên cứu có thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với chỉ số SLEDAI. Kết quả nghiên cứu của Eloi và cộng sự65 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ 25(OH)D trong huyết thanh với mức độ hoạt động bệnh (p = 0,042), trong đó nồng độ vitamin D ở nhóm không hoạt động và hoạt động bệnh nhẹ có nồng độ vitamin D cao hơn nhóm bệnh nhân có hoạt động bệnh rất cao với p < 0,001. Nghiên cứu của Lotfy Rezk Alnaggar56 cho kết quả có mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa điểm SLEDAI và nồng độ 25(OH)D huyết thanh với r = -0,811, p = 0,001, cũng tương tự là Said và cộng sự66 (r = - 0,453, p = 0,012), Nguyễn Thị Phương7 (r = - 0,557; p < 0,01), Khairallah và cộng sự83 (r = - 0,361, p = 0,02). Năm 2012, Mok và cộng sự73 cũng nhận thấy mức giảm 25(OH)D có liên quan nghịch với mức độ hoạt động bệnh theo SLEDAI (r = - 0,26, p < 0,001). Qua đây chúng tôi nhận thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức độ hoạt động bệnh bởi vai trò của vitamin D huyết thanh trong hệ thống miễn dịch đã được biết đến. Hơn nữa bệnh nhân LBĐHT có thiếu hụt vitamin D trầm trọng được cho là liên quan đến các đợt cấp của LBĐHT và viêm thận. Mối tương quan nghịch giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với chỉ số hoạt động bệnh SLEDAI là do quá trình dị hóa vitamin D được tăng cường bởi tình trạng viêm trong bệnh lý lupus.91

Khác với kết quả của chúng tôi là kết quả nghiên cứu của Sumethkul và cộng sự10 không thấy tương quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với SLEDAI (r = 0,139, p = 0,155) ở nhóm bệnh nhân VTL nghiên cứu tại Thái

Lan, tương tự Nguyễn Thị Thu Lan85 cũng không thấy có mối tương quan này (r = 0,349, p = 0,123).

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết thanh ở 52 bệnh nhân viêm thận lupus điều trị nội trú tại Trung tâm Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w