Nồng độ vitami nD huyết thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 70 - 73)

10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA

4.2.1. Nồng độ vitami nD huyết thanh

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết thanh thông qua chỉ số 25(OH)D huyết thanh. Bệnh nhân LBĐHT có nhiều yếu tố nguy cơ thiếu vitamin D. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu vitamin D trong LBĐHT trong nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể và dao động từ 38,6% đến 100%.7-12 Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ vitamin D giảm ở tất cả các bệnh nhân (Bảng 3.8). Trong đó thiếu vitamin D mức nhẹ chiếm 5,8%, mức vừa 55,8%, mức nặng là 38,5% (Biểu đồ 3.3).

Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. Rada Miskovic và cộng sự8 (2015) nghiên cứu trên 43 bệnh nhân LBĐHT ở Serbia thì 100% có giảm vitamin D huyết thanh (<30 ng/mL), trong đó 32,6% bệnh nhân có giảm vitamin D mức nặng, 67,4% giảm mức vừa và nhẹ.

Tỷ lệ thiếu vitamin D của chúng tôi cao hơn 1 số tác giả khác như G. Ruiz-Irastorza và cộng sự9 năm 2008 nghiên cứu trên 92 bệnh nhân là 75%, trong đó 15% thiếu vitamin D mức nặng. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Phương7

(2011) cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D trên 97 bệnh nhân LBĐHT là 87,7%; có 70,1% bệnh nhân thiếu vitamin ở mức độ vừa và nặng, 17,7% thiếu vitamin D mức nhẹ, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể là do bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có mức hoạt động bệnh cao hơn và tất cả đều có tổn thương thận. Năm 2013 tại Thái Lan, theo Sumethkul và cộng sự,10 trong 108 bệnh nhân thì tỷ lệ thiếu vitamin D là 73,2 %. Nghiên cứu của Kamen và cộng sự90 (2006) trên 123 bệnh nhân bao gồm người Mỹ gốc Phi và người da trắng cho kết quả tỷ lệ thiếu vitamin D là 67%.

Vitamin D có giai đoạn chuyển hóa qua thận. Tại thận, dưới tác dụng của enzyme 1α-hydroxylase, 25(OH)D được chuyển thành 1,25(OH)2D có tác dụng sinh học. 1,25(OH)2D được vận chuyển chủ yếu bằng protein gắn VDBP, được vận chuyển đến các cơ quan đích. Các tổn thương tại thận như viêm thận, suy thận... làm giảm nồng độ 1,25(OH)2D, làm mất protein mang vitamin D qua nước tiểu là nguyên nhân gây giảm nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân VTL là phổ biến và nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm LBĐHT có VTL thấp hơn nhóm LBĐHT không có VTL. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về tình trạng vitamin D ở nhóm bệnh nhân LBĐHT có VTL. Một số tác giả tương đồng với kết quả của chúng tôi là tất cả bệnh nhân VTL thiếu vitamin D như Rada Miskovic và cộng sự8 (2015), tỷ lệ thiếu vitamin D ở nhóm LBĐHT có VTL (22/43) là 100%. Tuy nhiên tác giả nhận thấy tỷ lệ mắc VTL ở nhóm bệnh nhân có thiếu vitamin D cao hơn nhóm không thiếu (54,8% so với 33,3%) nhưng không có ý nghĩa thống kê (p = 0,171). Nghiên cứu tại Ả rập Xê út, Attar và Siddiqui12 (2013) cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D xuất hiện ở 100% bệnh nhân LBĐHT có VTL (22/22) trong đó tỷ lệ giảm vitamin D mức nặng là 45,5%. Tác giả còn dự báo khả năng thiếu vitamin D liên quan đến VTL là OR:1,08, 95%Cl (0,27-5,59), p < 0,05.

Tỷ lệ thiếu vitamin D trên bệnh nhân VTL của chúng tôi cao hơn một số tác giả. Trong nghiên cứu của Osman và cộng sự55 (2021) trên 50 bệnh nhân VTL ở Ai Cập, 84% bệnh nhân có thiếu vitamin D, trong đó thiếu vitamin D mức độ nặng là 36%. Kết quả này thấp hơn của chúng tôi nhưng tương đồng ở tỷ lệ thiếu vitamin D mức nặng là 38,4%. Trong nghiên cứu của Said và cộng sự,66 tỷ lệ thiếu vitamin D là 66,7%, trong đó thiếu vitamin mức nặng là 26,7%. Tại Thái Lan, theo Sumethkul và cộng sự10 (2013) tỷ lệ thiếu vitamin D trên bệnh nhân LBĐHT có VTL là 91,67% cao hơn so với nhóm LBĐHT không có VTL là 66,67%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tác giả cũng rút ra kết luận VTL là yếu tố dự báo khả năng thiếu vitamin D ở bệnh nhân LBĐHT và dự báo khả năng thiếu vitamin D ở nhóm LBĐHT với OR: 5,97 với p = 0,006, 95%Cl (1,68 - 21,26).

Qua nghiên cứu, Bảng 3.8 cho chúng tôi thấy: Nồng độ 25(OH)D trung bình của nhóm nghiên cứu là 11,63 ± 4,78 ng/mL, trong đó nồng độ vitamin D thấp nhất là 3,1 ng/mL, cao nhất là 23,4 ng/mL. Nồng độ vitamin D trung bình theo giới nam là 12,17 ± 5,58 ng/mL, nữ là 11,6 ± 4,79 ng/mL, không có sự khác biệt về nồng độ vitamin D trung bình theo giới trong nghiên cứu này với p = 0,959.

Kết quả nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh của chúng tôi tương tự Rada Miskovic và cộng sự8 (2015) là 11,9 ± 7,3 ng/mL nhưng thấp hơn nhiều nghiên cứu khác. Nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh trong nghiên cứu của Said và cộng sự66 là 20,7 ± 10,6 ng/mL cao hơn kết quả của chúng tôi. Khi so sánh nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm có VTL và LBĐHT không có VTL, tác giả nhận thấy có sự khác biệt đáng kể (20,7 ± 10,6 ng/mL so với 28,6 ± 13,3 ng/mL) với p = 0,015. Nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh của Ruiz-Irastorza và cộng sự9 (2008) là 22 ± 12 mg/mL, Nguyễn Thị Phương7 (2011) là 22 ± 12 mg/mL, cao hơn kết quả

của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu nồng độ vitamin D của chúng tôi thấp hơn một số tác giả có thể do bệnh nhân của chúng tôi nhập viện trong đợt cấp của bệnh có các tổn thương thận nặng, với mức hoạt động bệnh cao mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

Như vậy tỷ lệ thiếu vitamin D huyết thanh và nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở bệnh nhân LBĐHT nói chung và VTL nói riêng thay đổi qua nhiều nghiên cứu do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tuổi, giới, vị trí địa lý, chủng tộc, có hay không tổn thương thận, mức độ hoạt động bệnh...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ vitamin D ở bệnh nhân Viêm thận lupus (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w