10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA
4.2.3. Đặc điểm mức độ thiếu vitami nD huyết thanh theo thời gian mắc bệnh
thời gian mắc bệnh
Qua nghiên cứu (Bảng 3.11) chúng tôi thấy thời gian mắc bệnh trung bình ở nhóm thiếu vitamin D nhẹ là 81,67 ± 137,13 tháng, nhóm thiếu vitamin D mức vừa là 35,93 ± 52,54 tháng, thiếu nặng là 27,3 ± 44,15 tháng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,296. Ngoài ra chúng tôi không thấy tương quan giữa thời gian mắc bệnh với nồng độ vitamin D huyết thanh với r = 0,135, p = 0,339. Nguyễn Thị Thu Lan85 (2016) cũng đồng ý với kết quả của chúng tôi, không thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa nồng độ vitamin D huyết thanh và thời gian mắc bệnh dài hay ngắn. Miskovic và cộng
sự8, 56 cũng nhận thấy không có sự khác biệt về thời gian mắc bệnh với mức độ thiếu vitamin D huyết thanh với p = 0,09.
Khác với kết quả của chúng tôi, Alnaggar và cộng sự56 năm 2019 nghiên cứu trên 300 bệnh nhân LBĐHT nhận thấy nồng độ vitamin D huyết thanh có tương quan nghịch với thời gian mắc bệnh LBĐHT (r = - 0,676, p < 0,001) và với thời gian mắc VTL (r = -0,363, p < 0,001).
Đặc điểm nồng độ vitamin D huyết thanh với thuốc điều trị
Điều trị GC kéo dài ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao GC kích thích hoạt động của 24-hydroxylase và làm giảm vừa hoạt động của 1α-hydroxylase ở trong thận, do đó làm giảm nồng độ vitamin D dạng hoạt động.60 Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.15) có 17 bệnh nhân dùng GC (32,7%) có thiếu vitamin D nặng, ở nhóm không dùng GC chỉ có 3 bệnh nhân. Nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm dùng GC là 11,31 ± 4,75 ng/mL, ở nhóm không dùng GC là 12,95 ± 4,92 ng/mL, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.12). Do tỷ lệ bệnh nhân mới phát hiện bệnh của chúng tôi khá cao, nhiều bệnh nhân chưa từng sử dụng GC nên chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố này.
Theo Nguyễn Thị Phương (2011), có mối tương quan nghịch giữa liều GC với nồng độ vitamin D với r = -0,274. Ngược lại, tác giả Miskovic và cộng sự8 (2015) không tìm thấy mối tương quan giữa liều prednisolon hiện tại (r = - 0,116, p = 0,442) và thời gian điều trị prednisolon (r = 0,184, p = 0,221). Năm 2012, Sumethkul và cộng sự10 cho kết quả liều prednisolon tích lũy nhiều hơn 4562 mg có liên quan đến mức độ thiếu vitamin D (OR: 4,50; 95%Cl(1,14,17,73), p = 0,032). Ngoài ra, tác giả cho kết quả sử dụng prednisolone là một yếu tố dự báo tình trạng thiếu vitamin D nặng (OR 10,0; 95%Cl (1,24, 80,88), p = 0,03). Kết quả nghiên cứu của Alnaggar và cộng
sự56 cũng cho thấy có mối tương quan nghịch có ý nghĩa cao giữa nồng độ 25(OH)D với liều prednisolon, hydroxychloroquine.
Ở bệnh nhân VTL, tùy từng thể bệnh mà bên cạnh sử dụng GC còn phối hợp với các thuốc UCMD khác để đạt mục tiêu lui bệnh. Vì thế chúng tôi xem xét nồng độ vitamin D huyết thanh giữa nhóm dùng GC đơn độc và nhóm dùng GC phối hợp các thuốc UCMD khác. Kết quả của chúng tôi
(Bảng 3.12) cho thấy nồng độ vitamin D trung bình ở nhóm dùng GC đơn độc cao hơn nhóm dùng GC phối hợp thuốc UCMD khác (12,71 ± 6,31 ng/mL so với 11,14 ± 3,99 ng/mL) với p = 0,024. Khi dùng phối hợp thuốc UCMD khác thì liều GC sẽ được giảm để vừa đạt được mục tiêu vừa giảm tác dụng phụ của GC, nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng giảm nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân LBĐHT có mối liên quan các thuốc UCMD khác. Nghiên cứu của Eloi và cộng sự65 cho thấy sử dụng cyclophosphamide có liên quan đến nồng độ 25(OH)D trong huyết thanh thấp hơn (p = 0,020) nồng độ vitamin D trong huyết thanh mà không liên quan đáng kể đến việc sử dụng các loại thuốc thường được sử dụng để kiểm soát LBĐHT. Kết quả nghiên cứu của Attar và Siddiqui12 (2013) cho thấy nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm bệnh nhân sử dụng GC hoạt động bệnh thấp hơn nhóm sử dụng GC không hoạt động bệnh. Ngoài ra còn đề cập đến khả năng thiếu vitamin D nếu điều trị bằng azathioprin (OR:3,5; 95%Cl (0,42-28,70), p < 0,05) ở bệnh nhân LBĐHT, không thấy nguy cơ liên quan đến sử dụng GC, hydroxycloroquine.
Vai trò của HCQ trong chuyển hóa vitamin D hơi phức tạp. Thuốc chống sốt rét ức chế 1α-hydroxyl hóa của 25(OH)D, do đó làm giảm nồng độ của dạng vitamin D hoạt động nhất. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự khác biệt về nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm có dùng và không dùng cloroquin, p = 0,23 (Bảng 3.12). Khairallah và cộng
sự83 không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về mức 25(OH)D giữa nhóm bệnh nhân dùng hydroxychloroquine (3,41 ± 2,63 ng/mL) và nhóm không dùng (3,41 ± 2,63 ng/mL), p = 0,24. Tác giả Nguyễn Thị Phương cũng không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với sử dụng hydroxychloroquine.