10 Tương quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh với điểm SELENA SLEDA
4.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ vitami nD huyết thanh và protid máu
protid máu
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy (Bảng 3.15): Nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh ở nhóm có giảm albumin là 11,07 ± 4,68 ng/mL, cao hơn nhóm albumin bình thường là 15,90 ± 3,38 ng/mL. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm (p = 0,261). Ở nhóm giảm protein máu có nồng độ vitamin D trung bình huyết thanh là 10,79 ± 4,38 ng/mL, khác biệt có ý nghĩa so với nhóm có protein máu bình thường là 14,41 ± 5,20 ng/mL (p = 0,002). Chúng tôi thấy có mối tương quan thuận giữa nồng độ vitamin D huyết thanh với nồng độ protein máu (r = 0,331, p = 0,01) (Biểu đồ 3.4), albumin máu (r = 0,473, p = 0,015) (Biểu đồ 3.5). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tình trạng thiếu vitamin D ở bệnh nhân VTL theo cơ chế bệnh. VDBP là một glycoprotein có chức năng mang 1,25(OH)2D để vận chuyển trong máu đến các mô đích. VDBP duy trì nồng độ vitamin D trong huyết tương thông qua sự tái hấp thu ở cầu thận qua phức hợp VDBP với 25(OH)D. VDBP là một trong số nhiều protein được tìm thấy nhiều trong nước tiểu ở bệnh nhân VTL là một dấu ấn sinh học dự báo hoạt động của VTL đồng thời phản ánh tình trạng mất 25(OH)D gắn với VDBP qua nước tiểu.51 Ở bệnh nhân VTL, tình trạng tổn thương thận, nhất là những bệnh nhân có HCTH dẫn mất protein qua nước tiểu, làm giảm nồng độ protid trong máu. Do vậy nồng độ vitamin D có liên quan đến tình trạng giảm protid máu ở VTL.
Tương tự chúng tối, Sumethkul và cộng sự10 cho thấy có mối tương quan yếu giữa nồng độ albumin máu với mức 25(OH)D huyết thanh (r = 0,28, p = 0,004), ngoài ra tác giả còn rút ra kết luận albumin máu có khả năng bảo vệ sự thiếu hụt vitamin D (OR: 0,29; 95%Cl(0,14 - 0,61), p = 0,001). Ngược
lại, Khairalla và cộng sự83 (2020) không thấy tương quan giữa nồng độ albumin máu với 25(OH)D huyết thanh với r = 0,189, p = 0,19.