- Sáu điểm nên tránh khi thuyết trình
3. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc
3.1. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm
3.1.1. Chuẩn bị khi tìm kiếm
3.1.1.1. Xác định cơ hội việc làm
+ Thiết lập mạng lưới mối quan hệ. Nói với họ hàng, bạn bè, những việc bạn đang tìm kiếm, những cơng việc bạn có khả năng làm, hỏi ý kiến của họ về lĩnh vực cơng việc bạn nên làm, nói với họ về những văn bằng chứng chỉ mà bạn có. Bạn cần giữ và mở rộng mối quan hệ để giúp bạn có thêm thơng tin xác định được các nhà tuyển dụng tiềm năng.
+ Giữ mối quan hệ thường xuyên trong mạng lưới: tên, địa chỉ, số điện thoại, email…
- Khai thác thị trường làm việc “nổi”.
+ Tìm thơng tin từ các trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm dạy nghề
+ Tìm thơng tin việc làm qua các phương tiện thông tin đại chúng: mạng internet, đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, tờ rơi,…
Ví dụ: Báo Người tìm việc việc tìm người, Thanh niên, Tuổi trẻ, Phụ nữ Thủ đơ, Hà Nội mới, Sài gịn giải phóng…
+ Tìm kiếm việc làm tại các Hơi chợ việc làm. Tại đây bạn có cơ hội tiếp xúc gặp gỡ với những đại diện của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Bạn sẽ có cơ hội phân tích, so sánh các vị trí lao động của các đơn vị tuyển dụng khác nhau đồng thời nhận biết khả năng đáp ứng cơng việc của mình. Khi đến Hội chợ bạn nên chuẩn bị trước một vài bộ hồ sơ để có thể nộp ngay nếu có cơ hội tốt.
+ Tìm kiếm việc làm qua hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội. Hội phụ nữ, tổ chức Đoàn thanh niên tại quận, huyện, xã nơi mình sinh sống.
- Thu thập thơng tin chi tiết về các đơn vị tuyển dụng. Những thông tin cần thu thập:
+ Sản phẩm của công ty, quy mô sản xuất, kế hoạch phát triển, mơ hình sản xuất…
+ Cơng việc cụ thể, số giờ làm việc, chế độ, tiền lương, cơ hội + Các yêu cầu thủ tục hồ sơ, thời hạn, địa chỉ liên hệ
- Các cách thu thập thông tin + Liên lạc qua điện thoại + Trực tiếp đến cơ quan 3.1.1.2. Phân tích u cầu cơng việc
- Làm việc để kiếm tiền. Nếu bạn cần tiền để giải quyết các nhu cầu cuộc sống thì những cơng việc có thu nhập cao hơn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể chấp nhận những cơng việc khó khăn, lúc đầu chưa phù hợp với nghề nghiệp bạn được đào tạo, chưa phát triển được chuyên môn…
- Làm việc để thực hành kỹ năng nghề và trau dồi kinh nghiệm chuyên môn. Ở đây điều kiện làm đúng nghề, làm việc với những thợ có tay nghề bậc cao, có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề của bản thân, có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại hình cơng việc, được theo học các lớp tập huấn…sẽ là tiêu chí hàng đầu cho việc lựa chọn công việc của bạn.
- Làm việc để mở rộng môi trường giao tiếp. Mối quan hệ người - người trong công việc, trang thiết bị làm việc, vị trí địa lý, tích chất công việc cần làm việc trong môi trường không bị sức ép về cường độ lao động và thời gian sẽ là những điều kiện mà bạn sẽ quan tâm hàng đầu.
- Làm việc để xác lập vị trí của mình trong xã hội. Nếu bạn cần có một vị trí nhất định trong xã hội thì vị trí cơng việc và danh tiếng của cơ quan là quan trọng.
Những cơng việc đó thường có yêu cầu cao kiến thức, kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp…
3.1.1.3. Phân tích năng lực và nguyện vọng của bản thân
- Bạn được đào tạo ngành gì. Bạn học nghề gì, tốt nghiệp bậc mấy. Ngồi chun mơn bạn có khả năng gì giúp bạn thành cơng trong cơng việc.
- Khả năng hành nghề của bạn. Trong nghề có rất nhiều cơng việc u cầu trình độ kỹ năng và tay nghề khác nhau. Do vậy bạn phải suy nghĩ xem công việc mà bạn làm có phù hợp với sở thích, bạn có thể hồn thành được hay khơng, những kinh nghiệm bạn có khả năng áp dụng vào cơng việc đó. Nếu thấy trình độ, kỹ năng tay nghề của mình chưa đáp ứng được thì cần nghĩ đến việc học thêm nâng cao trình độ chun mơn, hồn thiện kỹ năng nghề.
- Khả năng thích ứng của bạn đối với điều kiện làm việc:
- Thời gian làm việc trong giờ hành chính hay ngồi giờ, ngày làm 8 tiếng hay bán thời gian.
- Tính chất cơng việc: lưu động hay cố định
- Môi trường làm việc: mức độ tiếng ồn, bụi, độc hại - Sức ép công việc: làm việc theo thời vụ hay liên tục
- Yêu cầu giao tiếp trong cơng việc: cơng việc có cần giao tiếp với nhiều người hay làm việc đơn độc
- Yêu cầu phương tiện đi lại: cơng việc có địi hỏi người lao động phải có phương tiện đi lại cá nhân hay không
- Điều kiện trang thiết bị làm việc: hiện đại hay đơn giản
3.1.2. Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển việc làm việc làm
3.12.1. Cách thức làm hồ sơ dự tuyển Hồ sơ xin việc bao gồm:
- Đơn xin việc - Sơ yếu lý lịch
- Các văn bằng, chứng chỉ có cơng chứng của nhà nước - Thư giới thiệu đảm bảo của người có uy tín
- Bản sao sổ hộ khẩu - Giấy khám sức khỏe ……..
3.1.2.2. Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ dự tuyển
- Đơn xin việc ấn tượng. Bạn cần khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn có trình độ phù hợp với vị trí tuyển dụng. Bạn hãy giải thích vì sao bạn thích cơng việc này, và vì sao bạn phù hợp với yêu cầu của họ.
+ Đoạn mở đầu: viết vài câu nói lý do vì sao bạn biết để xin vào làm việc tại cơ quan đó.
+ Đoạn nội dung chính: Giới thiệu những khả năng có thể làm tốt cơng việc cho đơn vị, đặc biệt nêu những cơng việc bạn có thể đảm trách. Nếu bạn từng làm ở nơi khác hãy trình bày kinh nghiệm và kết quả làm việc của bạn. Hãy trình bày bạn muốn làm gì, loại cơng việc bạn quan tâm. Đừng qn làm nổi bật những ưu thế của bạn trong q trình đào tạo hay làm việc trước đó, trình bày các phẩm chất của mình một cách khéo léo.
+ Đoạn thông tin bổ sung: Nêu lý do vì sao bạn thích làm cơng việc tại cơ quan tuyển dụng, điều này chứng tỏ bạn đã nghiên cứu kỹ về đơn vị của họ.
+ Đoạn kết luận: Hãy cam kết về sự phụ vụ của bạn, và chứng tỏ rằng điều đó có lợi cho đơn vị tuyển dụng, kỹ và ghi rõ họ tên.
- Lý lịch cá nhân nổi bật
Lý lịch phải phản ánh được nhân cách, kinh nghiệm cá nhân, khả năng của bạn có thể hồn thành được cơng việc của đơn vị tuyển dụng. Vì thế trình bày trọn lọc các thơng tin lý lịch là rất quan trọng.Một bản lý lịch sạch sẽ, khơng lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, khai đầy đủ nội dung nhưng ngắn gọn và súc tích sẽ góp phần giúp bạn thành cơng.
- Văn bằng chứng chỉ có sức thuyết phục
+ Sao mỗi loại văn bằng, chứng chỉ thành nhiều bản có cơng chứng của nhà nước để khi có cơ hội sẽ nộp nhiều nơi.
+ Chú ý khơng nên nộp bản chính vì nhà tuyển dụng sẽ khơng trả lại hồ sơ khi bạn khơng được tuyển.
+ Nếu có nhiều văn bằng, chứng chỉ thì chỉ nộp những văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu, hoặc mang lại lợi điểm cho bạn khi xét tuyển
+ Đừng quên đưa vào hồ sơ các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ nếu có. - Thư của người giới thiệu có uy tín
Thư giới thiệu của người có uy tín hoặc người của đơn vị bạn đã làm là bằng chứng đảm bảo tốt cho bạn. Nếu là thư giới thiệu thì nên đưa cho nhà tuyển dụng trước khi nộp hồ sơ. Nếu là thư xác nhận năng lực làm việc thì bạn nên để trong túi hồ sơ.
3.1.3. Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi dự tuyển
3.1.3.1. Chuẩn bị phỏng vấn
Phỏng vấn là cơ hội để bạn được nói với nhà tuyển dụng rằng bạn đích thực là người mà họ đang cần, đây là cơ hội thể hiện bản thân mình.
*Nghiên cứu cơng ty
Chúng ta phải nắm vững những thông tin về nơi mình đang xin việc. Bởi vì nhà tuyển dụng tìm người rất thực tế, họ có thể đặt cho bạn những câu hỏi: “ hãy cho tôi biết tại sao bạn quan tâm tới công ty của chúng tôi?” hay “bạn biết gì về tổ chức XYZ?”. Một câu trả lời như “ Tôi không biết” chắc chắn sẽ không thoả mãn yêu cầu của người phỏng vấn. Bạn có thể nghiên cứu công ty theo vài cách sau đây: