Những mẫu thuẫn, xung đột thường gặp trong nhóm

Một phần của tài liệu bai giang Giao duc kỹ nang mem cho khoi GD Nghe nghiep (Trang 57)

I. Kỹ năng làm việc nhóm 1 Khái niệm chung

2. Kỹ năng giải quyết xung đột

2.2. Những mẫu thuẫn, xung đột thường gặp trong nhóm

2.2.1. Những mâu thuẫn thường nảy sinh trong cuộc sống:

- Mâu thuẫn với bạn bè.

- Mâu thuẫn với người trong gia đình, họ hàng.

- Mâu thuẫn với những cá nhân khác trong cộng đồng. - Và những mâu thuẫn khác.

2.2.2. Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn:

- Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm.

- Sự khác nhau về mong muốn/ nhu cầu về lợi ích cá nhân.

- Khơng biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác.

- Tính cách gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, lệ thuộc vào mình. - Sự kèn cựa, muốn hơn người.

- Sự định kiến, phân biệt đối xử. - Sự bảo thủ, cố chấp.

- Nói khơng đúng về nhau. - Những nguyên nhân khác.

“Xung đột thường xảy ra vì mọi người suy nghĩ, cảm nhận, phản ứng và nắm bắt những tình huống như nhau theo cách khác nhau”.

Hầu hết các tình huống xung đột là do việc trào dâng cảm xúc và những ý nghĩ khó chịu. Điều quan trọng là phải có đủ thời gian cho mỗi người nói ra “câu chuyện” của mình. Việc “kể chuyện” này có thể là thiên về tình cảm và cần có thời gian. Việc này là nhằm mục đích để cho bộc lộ được sự tổn thương, hoặc tức giận hoặc thất vọng. Nó cũng nhằm mục đích để cho người này thể hiện sự thông cảm và hiểu biết quan điểm hay kinh nghiệm của người kia.

Các cách giải quyết thường sử dụng:

- Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm / bỏ qua cho nhau. - Cãi nhau, sau đó giận nhau khơng chào hỏi nhau.

- Đánh nhau, sau đó khơng thèm nhìn mặt nhau. - Ngồi ra, cịn những cách giải quyết khác.

2.3.Chức năng của xung đột

(1) Chức năng xây dựng

• Làm tăng hiệu quả nhóm, tăng sự hiểu biết, gắn kết trong mối quan hệ giữa các thành viên.

• Cải tiến chất lượng ra quyết định

• Khuyến khích sáng tạo và đổi mới, phát triển cá nhân.

• Thúc đẩy luồng thơng tin, tạo ra môi trường tự đánh giá và thay đổi (2) Chức năng phá vỡ

• Làm giảm hiệu quả nhóm, giảm sự gắn kết, chia rẽ nội bộ như khơng chịu làm việc chung, thậm chí là thù hằn,…

• Rời xa mục tiêu của tổ chức./

Một phần của tài liệu bai giang Giao duc kỹ nang mem cho khoi GD Nghe nghiep (Trang 57)