Kỹ năng né tránh

Một phần của tài liệu bai giang Giao duc kỹ nang mem cho khoi GD Nghe nghiep (Trang 58 - 60)

I. Kỹ năng làm việc nhóm 1 Khái niệm chung

2. Kỹ năng giải quyết xung đột

2.4.3. Kỹ năng né tránh

Là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương hoặc cho bên thứ ba. Tuy nhiên nên chọn giải quyết giao cho bên thứ ba không liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh cãi để đứng ra giải quyết.

Ý kiến của họ là khách quan, không nghiêng về bên nào, dù các bên không thoải mái nhưng đây là giải pháp hợp lý để giải quyết xung đột.

Áp dụng khi:

- Vấn đề không quá quan trọng

- Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại - Người thứ ba có thể giải quyết tốt hơn.

Khi xuất hiện tình huống mà ở đó việc xung đột thiên về tình cảm hoặc có vẻ như khơng thể giải quyết được, thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của một “người hoà giải”. Vai trị của người hồ giải có tính trung lập, tức là không thiên về bên nào nhiều hơn. Người hoà giải nêu ra và duy trì những ngun tắc và mục đích của việc nói chuyện giữa hai bên. Người hồ giải phải đảm bảo rằng cả hai bên đều có thời gian để trình bày như nhau, và người hồ giải phải tóm lược lại những ý chính được các bên nêu ra. Người hồ giải có thể hỗ trợ các bên tìm kiếm sự thoả hiệp hay kết quả tốt cho cả đơi bên. Một người hồ giải có thể là giáo viên, bố/mẹ, một người bạn khơng có liên quan đến tình huống, hay một đồng nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra một số những phẩm chất và kỹ năng cần có của người làm trung gian hồ giải: Những phẩm chất cần có là: Biết chấp nhận người khác Kiên nhẫn Không phán xét Chân thành, gần gũi Nhạy cảm Tự kiềm chế Chu đáo và động lịng trắc ẩn Những kỹ năng cần có: Biết làm sáng rõ vấn đề Biết cung cấp thông tin

Xác định được những trở ngại Biết lắng nghe người khác Thể hiện sự tin tưởng

Biết chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc Biết hỗ trợ và tập trung vào vấn đề Biết đồng cảm

Những kỹ năng sống đã vận dụng trong các hoạt động của chủ đề

- Vận dụng các kỹ năng sống như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giao tiếp, thiện chí khi nhìn nhận vấn đề và đánh giá người khác, suy nghĩ tích cực, biết lắng nghe, thừa nhận ý kiến hợp lý của người khác, thương lượng...

- Học sinh học được cách giải quyết các mâu thuẫn một cách hiệu quả, tránh xung đột và bạo lực.

KẾT LUẬN

Phát triển kỹ năng mềm có tầm quan trọng đặc biệt đối với sinh viên và được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, kỹ năng mềm giúp sinh viên bổ sung, củng cố, trang bị thêm những

hiểu biết về kiến thức chuyên môn, kỹ năng tư duy, khám phá các nguồn kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.

Thứ hai, giúp sinh viên quản lý tốt thời gian để có thể sắp xếp vừa học tập thật

tốt, vừa có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, lại vừa có thời gian tụ tập bạn bè giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Thứ ba, giúp sinh viên ln ln tự tin trong giao tiếp nói chuyện với thầy cơ,

bạn bè, hòa nhập với tập thể, gây thiện cảm khi nói chuyện với mọi người.

Thứ tư, việc trang bị kỹ năng mềm vừa giúp bạn có thể học tập tốt tại trường

đại học, vừa có thể rèn luyện bản lĩnh để có cơ hội tìm được việc làm tốt sau khi ra trường.

Một phần của tài liệu bai giang Giao duc kỹ nang mem cho khoi GD Nghe nghiep (Trang 58 - 60)