Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở Thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 38 - 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịc hở Thành phố Hạ Long

Hạ Long là một điểm đến du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới, khách du lịch đến với Hạ Long không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp tự nhiên của vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới và rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác. Để phát triển Hạ Long trở thành một điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế cần phát triển một cách đồng bộ các yếu tố cấu thành của điểm đến du lịch Hạ Long, bao gồm các điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ, các hoạt động bổ sung.

Các yếu tố cấu thành tại điểm đến du lịch Hạ Long bao gồm:

Các điểm hấp dẫn du lịch: Hạ Long là điểm đến du lịch hội tụ đa dạng các điểm hấp dẫn bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, các công trình nhân tạo do con người xây dựng và các sự kiện do địa phương tổ chức. Hàng năm, vịnh Hạ Long đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Có thể nói, vịnh Hạ Long là điểm hấp dẫn chính của Hạ Long, nhưng bên cạnh đó các điểm đến hấp dẫn khác tại Hạ Long cũng rất được du khách quan tâm như khu du lịch quốc tế Tuần Châu với nhiều hoạt động phục vụ khách liên tục, núi Bài Thơ hữu tình, thơ mộng thu hút đông đảo khách tham quan. Khởi đầu từ năm 2007, đến nay Carnaval Hạ Long đã trở thành một thương hiệu du lịch của Quảng Ninh với rất nhiều sự đổi mới, sáng tạo. Ngoài ra, tại Hạ Long còn có các điểm hấp dẫn khác như cảng Cái Lân, mỏ khai thác than,…có thể đưa vào phát triển du lịch.

Giao thông tại Hạ Long: Mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, xuyên suốt toàn tỉnh dọc từ Đông Triều đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đi qua điểm đến Hạ Long giúp du khách có thể đến Hạ Long bằng nhiều loại hình vận chuyển như ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, trực thăng, thủy phi cơ… Hạ Long còn có hệ thống tàu thuyền dành cho khách du lịch tham quan và lưu trú qua đêm trên vịnh, đây là loại hình du lịch rất được du khách yêu thích. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, nhiều doanh nghiệp vận tải khách du lịch đã mạnh dạn đổi mới phương tiện, đầu tư nhiều tàu chở khách có trọng tải lớn, hình thức sang trọng, hệ số an toàn cao. Đặc biệt, khoảng 5 năm trở lại đây, vịnh Hạ Long ngày càng xuất hiện nhiều hơn những du thuyền nghỉ đêm được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp như các du thuyền Paradise Luxury, Emeraude Classic Cruise, Bhaya Classic Cruises, Âu Cơ... Quảng Ninh còn đang triển khai dự án xây dựng sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vân Đồn, hứa hẹn trong thời gian tới lượng khách đến với Hạ Long bằng đường hàng không sẽ tăng lên đáng kể.

Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống tại Hạ Long: Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng gần 1.000 cơ sở lưu trú du

lịch, trong đó có 99 khách sạn từ 1 - 5 sao. Hệ thống khách sạn từ 2 - 4 sao phần lớn tập trung ở TP Hạ Long, trung tâm du lịch của tỉnh. Tính đến nay, TP. Hạ Long có khoảng 60 khách sạn xếp hạng từ 2 - 4 sao. Vài năm trở lại đây, các nhà đầu tư tập trung chủ yếu vào những khách sạn cao cấp hướng tới thị trường khách chất lượng cao. Không ít doanh nghiệp du lịch đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của đội ngũ quản lý và nhân viên phục vụ để thu hút khách, đáp ứng yêu cầu của thị trường du lịch. Tại Hạ Long có nhiều nhà hàng ăn uống từ bình dân, đặc sản biển đến các quán ăn Âu, Á sang trọng. Các quán ăn cao cấp tập trung chủ yếu quanh khu vực Bãi Cháy, Hòn Gai và trong các khách sạn lớn. Du khách có nhiều lựa chọn địa điểm để thưởng thức, như trên tàu du lịch thăm vịnh, tại các nhà bè, trong nhà hàng, quán ăn, hay tại gia đình bạn bè, người thân…

Các hoạt động bổ sung tại Hạ Long: Các hoạt động bổ sung trên vịnh Hạ Long khá đa dạng, bên cạnh hoạt động tàu du lịch đưa đón khách tham quan, các loại hình dịch vụ du lịch khác cũng khá phát triển như: tham quan hang động, vui chơi giải trí, bao gồm chèo thuyền kayak, đi xuồng cao tốc, kéo phao chuối, dù kéo, dù lượn... Cùng với hoạt động chèo thuyền nan đưa khách tham quan vịnh, bà con còn tham gia vớt rác, bảo vệ môi trường vịnh. Theo thống kê, trung bình mỗi tháng có khoảng 20.000 lượt khách tham gia sử dụng dịch vụ này, góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, còn khá nhiều các dịch vụ khác như bán hàng lưu niệm, tham quan làng nghề nuôi cấy ngọc trai trên vịnh... Có thể nói, các yếu tố cấu thành điểm đến Hạ Long đã có sự phát triển mạnh trong thời gian qua, tuy nhiên, việc phát triển các yếu tố này còn gặp phải một số khó khăn như: các điểm điểm hấp dẫn du lịch tại Hạ Long vẫn chưa phát huy được tính chuyên nghiệp và khả năng thu hút khách đến; giao thông đi lại tại Hạ Long chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và vị thế...

Để đạt được những kết quả về phát triển du lịch như trên, chính quyền thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng nhân lực và nhận thức người dân tại các điểm hấp dẫn: Cùng với sự gia tăng của lượng khách và cơ sở vật chất kỹ thuật, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Hạ Long đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng lao động trong ngành. Phối hợp giữa các dự án đào tạo trong và ngoài nước, tổ chức thường xuyên, liên tục các khóa đào tạo nhân lực cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch... Đào tạo về chuyên môn và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho nhân lực du lịch tại Hạ Long. Chính quyền địa phương tổ chức những buổi tuyên truyền giáo dục nhận thức cho người dân hiểu biết về du lịch, những lợi ích mà du lịch mang lại cho địa phương; ngăn chặn các hiện tượng không lành mạnh như nạn “chặt chém” khách, ăn xin, cướp giật, lừa đảo,… tại các khu vực điểm đến; nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về phát triển du lịch, trong đó phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát triển bền vững.

- Cải thiện giao thông đi lại bằng việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: Các ban ngành đã phối hợp với chính quyền để mở rộng các tuyến đường huyết mạch, đường cao tốc nối liền tỉnh với các vùng lân cận để giảm thời gian lưu thông của người dân cũng như khách du lịch khi muốn tiếp cận điểm đến Hạ Long. Thành phố tập trung đẩy mạnh tiến độ dự án xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn, tuyến đường sắt Hà Nội - Hạ Long,… nhằm phục vụ nhu cầu khách đi du lịch Hạ Long bằng đường hàng không và đường sắt.

- Tăng cường vai trò của quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở lưu trú du lịch và cán bộ quản lý về quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho những

người quản lý và nhân viên buồng, bàn, bar, lễ tân đang làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền thường xuyên rà soát các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố và hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch và trình tự đăng ký thẩm định, tái thẩm định loại hạng cơ sở lưu trú; định kỳ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, chủ các cơ sở lưu trú cần quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu; từng bước nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng phục vụ; đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách…

- Chuyên nghiệp hóa các hoạt động thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ: Cơ quan quản lý du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và TP. Hạ Long nói riêng cùng các đơn vị kinh doanh du lịch luôn tìm các huy động nguồn kinh phí đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, công tác tổ chức, lưu trữ và phát triển nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động du lịch, chú trọng thông tin tuyên truyền quảng bá tới du khách. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh đóng vai trò là cơ quan chủ quản điều hành quản lý và kết nối thông tin du lịch, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung, kiểm tra giám sát thông tin tuyên truyền, quảng bá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Trang web của các doanh nghiệp du lịch thường xuyên được cập nhật, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật. Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng bá Du lịch Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh trên báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình bằng những thông tin mang đậm nét văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng. (Đỗ Thị Thu Huyền, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)