5. Bố cục của luận văn
3.2.6. Quản lý cáchoạt động kinh doanh du lịch
Về cơ sở lưu trú du lịch: Sa Pa có 690 cơ sở lưu trú du lịch (390 nhà nghỉ khách sạn tại thị trấn và 300 homestay tại các xã). Về xếp hạng, Sa Pa có 02 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao; 2 khách sạn được công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao; 30 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao, với tổng số 8.000 phòng; với 9.196 lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú (trực tiếp 5.170 lao động, gián tiếp 4.026 lao động); có 275 nhà hàng lớn nhỏ và 64 nhà hàng trong các khách sạn, với công xuất phục vụ trên 4.000 khách/lượt; có 23 đơn vị, trong đó có 15 công ty kinh doanh lữ hành quốc tế; 03 công ty kinh doanh lữ hành nội địa; 05 chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong năm 2019 Tổng cục Du lịch đã thu hồi giấy phép hoạt động của 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 01 đơn vị lữ hành thông báo tạm dừng hoạt động 1 năm.
Sa Pa có 10 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, chủ yếu hoạt động riêng lẻ, có quy mô từ 01 đến 05 phòng, tập trung ở khu vực thị trấn Sa Pa. Các cơ sở đều đủ điều kiện kinh doanh và được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
Trên địa bàn thị xã có khoảng 40 cơ sở, trong đó có 10 cơ sở hoạt động trong các khách sạn, các cơ sở còn lại hoạt động riêng lẻ, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn Sa Pa.
Bảng 3.4: Các cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch tại thị xã Sa Pa
Đơn vị ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
Cơ sở lưu trú Cơ sở 690 100,00
Khách sạn Khách sạn 34 4,93 Nhà nghỉ Nhà nghỉ 356 51,59 Homestay Cơ sở 300 43,48 Nhà hàng Nhà hàng 339 100,00 Nhà hàng thuộc khách sạn Nhà hàng 64 18,88 Nhà hàng độc lập Nhà hàng 275 81,12 Karaoke Cơ sở 10 100,00
Xông hơi, massage, tắm lá thuốc Cơ sở 40 100,00
Thuộc khách sạn Cơ sở 10 25,00
Độc lập Cơ sở 30 75,00
Đơn vị kinh doanh lữ hành Cơ sở 23 100,00
Nội địa Doanh nghiệp 15 65,22
Quốc trế Doanh nghiệp 3 13,04
Chi nhánh, văn phòng đại diện Chi nhánh, VP 5 21,74
Nguồn: UBND thị xã Sa Pa
Về công tác quản lý giá: Triển khai theo Quyết định số 3941/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai, Quyết định số 97/2014/QĐ- UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định 738/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Phương án số 756/PA-UBND ngày 20/4/2016 về công tác quản lý giá trong hoạt động du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa. Đến nay có 100% các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ xông
hơi, mát xa, tắm lá thuốc… đều thực hiện tốt việc kê khai giá và niêm yết giá, góp phần bình ổn giá thị trường, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.
Đối với công tác quản lý tình trạng đeo bám chèo kéo khách: Trong thời gian qua, UBND thị xã đã ban hành phương án số 111/PA-UBND ngày 20/01/2017 và Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 23/5/2017, Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 05/02/2018 về giải quyết tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong và ăn xin trên địa bàn huyện Sa Pa; Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 17/9/2019 của UBND huyện Sa Pa, Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thị xã về giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám bán hành rong trên địa bàn thị xã năm 2020. Hàng năm, tổ chức kiện toàn lại Ban chỉ đạo giải quyết tình trạng chèo kéo khách gồm 18 người, tổ giúp việc BCĐ 12 người, UBND thị trấn thành lập tổ thường thực giải quyết 24/24 gồm 14 người. Kết quả thực hiện việc giải quyết và xử lý hoạt động ăn xin, chèo kéo, đeo bám khách du lịch cụ thể lập biên bản trên 300 trường hợp, thu giữ hàng hóa 260 trường hợp, 2.000 hiện vật.