5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài. Ưu điểm của tài liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, không tốn nhiều thời gian. Số liệu được thứ cấp được thu thập bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Lào Cai và Thị xã Sa Pa có liên quan đến Du lịch và quản lý nhà nước về du lịch; các báo cáo tổng kết, sơ kết của thị xã Sa Pa, của tỉnh Lào Cai về việc thực hiện các chính sách, chủ trương, dự án, đề án về phát triển du lịch; các nghiên cứu liên quan đến du lịch được công bố trên các sách báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử. Từ các số liệu có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt là công tác công tác quản lý Nhà nước về du lịch của Thị xã Sa Pa được tổng hợp, phân tích và đánh giá. Từ đó có được thông tin một cách chính xác, hợp lý và có giá trị. Các yêu cầu của
việc xác định tài liệu, các loại tài liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra lấy ý kiến của các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch như các khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch lữ hành... và ý kiến của cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch tại Thị xã Sa Pa. Ý kiến của các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ phản ánh mức độ hài lòng của các đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tức là phản ánh rõ nhất hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã. Ý kiến của cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch phản ánh rõ nhất những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch, những thành tựu và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế, chính sách của Nhà nước...
Đối với việc điều tra các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch, trên địa bàn Thị xã Sa Pa có số lượng các loại hình kinh doanh du lịch như sau: 690 đơn vị lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, homestay), 23 đơn vị lữ hành (bao gồm: đơn vị lữ hành quốc tế và đơn vị lữ hành địa phương), 339 nhà hàng (Trong đó có 64 nhà hàng thuộc khách sạn). Như vậy, tổng số cơ sở kinh doanh du lịch bao là 988 cơ sở. Nghiên cứu sử dụng công thức Slovin để tiến hành kích thước mẫu điều tra:
Công thức: n = N/(1 + Ne2)
Trong đó: n: Kích thước mẫu điều tra
N: Tổng thể mẫu
E: Sai số cho phép (tại nghiên cứu này lấy mức 5%)
Từ công thức trên có thể xác định được số lượng cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch cần khảo sát là 285 cơ sở. Trong đó, nghiên cứu sẽ chọn khảo sát 198 cơ sở lưu trú, 80 nhà hàng và 07 đơn vị lữ hành. Các cơ sở cần điều tra của mỗi loại hình kinh doanh được chọn ngẫu nhiên trong tổng số đơn vị của
loại hình đó. Phiếu điều tra được thiết kế nhằm lấy ý kiến của các đơn vị về các nội dung của Quản lý Nhà nước về du lịch (Phụ lục 1).
Đối với việc điều tra ý kiến của cán bộ Quản lý Nhà nước về du lịch tại Thị xã Sa Pa, đề tài sẽ phỏng vấn 30 cán bộ thuộc Phòng Quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và các cán bộ phụ trách Quản lý du lịch của UBND Thị Xã Sa Pa và UBND các phường, xã trọng điểm du lịch của Thị xã. Phiếu điều tra được thiết kế cũng nhằm lấy ý kiến của các cán bộ này về các nội dung của Quản lý Nhà nước về du lịch (Phụ lục 2).
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để ghi nhận ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát đối vơi các tiêu chí về quản lý nhà nước về du lịch. Tại mỗi câu hỏi trong bảng hỏi có thể thay đổi câu từ cho phù hợp với nội dung nhưng vẫn tuân theo 5 mức độ cụ thể sau:
1- Rất không hài lòng 2- Không hài lòng
3- Trung bình 4- Hài lòng 5- Rất hài lòng
Các phiếu điều tra sau khi đã thu thập ý kiến được hệ thống hóa và phân loại theo các nội dung nghiên cứu. Đối với các tài liệu là các thông tin định tính thì phân loại nội dung theo chuyên đề để thẩm định tính xác thực, đánh giá tầm quan trọng và dùng làm căn cứ suy luận để đi đến các kết luận cần thiết. Đối với các tài liệu là số liệu thì nhập vào phần mềm Excel để tính toán và phân tích, tổng hợp theo các phương pháp định lượng để tính toán thành các chỉ tiêu nhằm đưa ra những kết luận cần thiết.