Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78)

5. Bố cục của luận văn

3.4.4. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng trong quản lý về du lịch

Du lịch không chỉ giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững 3 trụ cột môi trường - văn hóa - kinh tế, mà còn là một cơ sở cho sự ổn định xã hội. Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, trong giai đoạn 2017 - 2019, trên cơ sở những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên cũng như tính đa dạng phong phú về văn hóa , thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung đã có nhiều hoạt động thúc đẩy “ngành công nghiệp không khói” phát triển, trong đó việc tăng cường hoạt động liên kết giữa du lịch Sa pa với các địa phương trong tỉnh cũng như với các địa phương lân cận và trong cả nước được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được UBND 8 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu ký kết vào tháng 11/2008 tại Sa Pa đã giúp du lịch Sa Pa cũng như Lào Cai được hưởng rất nhiều lợi íc. Đó là sự quan tâm, ủng hộ từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, lãnh đạo UBND tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, địa chất, danh lam, thắng cảnh gắn với phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm mới, đặc trưng... Thông qua chương trình hợp tác, nhiều sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ của các địa phương đã được nhiều doanh nghiệp lữ hành khai thác trong những tour du lịch trọn gói, với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng,

hấp dẫn, từng bước tạo thương hiệu cho du lịch 8 tỉnh. Do đó, lượng khách du lịch đến Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng ngày càng tăng.

Có thể nói, nhờ chủ trương liên kết giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng trong phát triển du lịch đã góp phần cho công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa được định hướng rõ ràng, thống nhất và nâng cao tính hiệu quả trong quản lý, góp phần thực hiện mục tiêu đưa thị xã Sa Pa không chỉ là một đô thị du lịch, nghỉ dưỡng lớn bậc nhất tại Việt Nam mà còn là một trung tâm dịch vụ - thương mại kết nối cả vùng Tây Bắc với các vùng miền khác trong nước và quốc tế

3.5. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch luôn được quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao, kịp thời và thường xuyên của Thường trực Thị ủy, sự điều hành trực tiếp của UBND thị xã và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể liên quan. Nhờ đó, việc triển khai các hoạt động quản lý tương đối thuận lợi và đạt được nhiều kết quả tích cực.

- Việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh có sự đổi mới cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình sát hợp với thị trường và phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương

- Việc chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, các cơ chế, chính sách phát triển du lịch ngày càng tiến bộ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được kiện toàn. Vai trò quản lý nhà nước đồng hành cùng các doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch tiếp

tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch được quan tâm, tăng cường đã góp phần đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

- Hoạt động quáng bá, xúc tiến du lịch được đổi mới và có hiệu quả thiết thực. Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách về hình ảnh và thương hiệu du lịch.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh du lịch, giữ gìn kỷ cương pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn.

3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự được quán triệt tại một số các cơ quan đơn vị. Sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn đôi khi còn chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động du lịch và dịch vụ đôi lúc còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan; Sản phẩm du lịch đặc trưng cho Sa Pa chưa rõ nét, chưa có tính mới mẻ, hấp dẫn khách du lịch, chưa thu hút được lượng khách có khả năng chi trả cao nhằm tăng doanh thu du lịch; Công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến, điểm du lịch vẫn còn tồn tại, gây nhiều phản cảm đối với du khách. Việc giải quyết tình trạng ăn xin, bán hàng rong chưa hiệu quả, thiếu giải pháp tổng thể, đồng bộ dẫn đến việc không thể giải quyết dứt điểm.

- Công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chưa có sự đổi mới mạnh mẽ; chưa thành lập được Phòng Du lịch, thiếu một Ban quản lý du lịch để trực tiếp triển khai và giám sát các hoạt động du lịch và

dịch vụ trên địa bàn; nguồn nhân lực tham mưu trong lĩnh vực du lịch còn thiếu, chất lượng tham mưu không đồng đều; người đứng đầu của đơn vị tham mưu du lịch ít được tham gia vào các cuộc họp mang tính quyết đáp quan trọng có liên quan đến lĩnh vực du lịch do không phải là thành viên của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã.

- Công tác quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thị xã đã được quan tâm nhưng chậm được triển khai: Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt vào năm 2016 nhưng chưa triển khai các hoạt động truyên truyền, giới thiệu về các nội dung quy hoạch; Việc quản lý tuyến điểm du lịch trên địa bàn chậm được điều chỉnh để phù hợp với Luật du lịch mới năm 2017 (không quản lý theo tuyến và quản lý theo điểm).

- Công tác đào tạo, tập huấn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự được quan tâm; thiếu nguồn lực, thiếu đơn vị trung gian kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo.

- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu chỉ tổ chức tại chỗ vì vậy chưa tiếp cận và thu hút được các thị trường tiềm năng.

- Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các dịch vụ liên quan còn chậm được nâng cấp, nguồn lực bố trí cho các nội dung của dự án còn chưa kịp thời và chưa rõ về nguồn lực dẫn đến một số nội dung còn chưa được triển khai làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Đề án, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách du lịch và đi lại của người dân đặc biệt nhiều tuyến đã được UBND tỉnh Lào Cai công nhận khai thác.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI

4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa 4.1.1. Phướng hướng phát triển về du lịch 4.1.1. Phướng hướng phát triển về du lịch

- Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sa Pa cũng như tỉnh Lào Cao và đặt trong mỗi liên hệ chặt chẽ với phát triển vùng của cả nước.

- Phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, sinh thái và môi trường xã hội, khôi phục và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Gắn kết phát triển du lịch với phát triển nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, bảo tồn môi trường và văn hóa. Gắn lợi tích của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi địa phương, doanh nghiệp với lợi ích chung của cộng đồng nhằm khơi dậy, nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Đối mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch cần hướng vào hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của thị xã, của tỉnh Lào Cai, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra.

- Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác tăng cường quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng ở Sa Pa cần được sắp xếp trên cơ sở rà soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích.

4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của thị xã Sa Pa

- Phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá, trọng tâm, xây dựng thương hiệu Khu du lịch Quốc gia Sa Pa và phát triển thị xã Sa Pa. Tập trung phát triển du lịch có chiều sâu, chất lượng, hình thành các sản phẩm du lịch mới, đảm bảo tăng trưởng du lịch gắn với bảo vệ môi trường; tăng thời gian lưu trú của khách du lịch và tăng doanh thu từ dịch vụ du lịch; nhằm tăng lượng khách du lịch đến năm 2020 đạt 3,5 triệu lượt, thời gian lưu trú trung bình lên 2,5 ngày; các dịch vụ phát triển tương xứng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hiện đại kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa của 05 dân tộc đặc trưng, du lịch sinh thái làng bản, dân tộc, làng nghề. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 101/KH ngày 27/3/2018 của UBND huyện về Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đầu tư, phát triển các nghề thủ công truyền thống tạo sản phẩm cho du lịch; triển khai kế hoạch mỗi xã một sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Rà soát lại các tuyến, điểm du lịch đã được công nhận; đề xuất điều chỉnh các tuyến, điểm cho phù hợp để xây dựng phương án thu phí du lịch theo điểm đảm bảo đúng quy định pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch. Duy trì các lễ hội theo mùa, tổ chức các hoạt động mang tính truyền thống; hướng đến sử dụng các đội văn nghệ tại các địa phương nhằm

bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch liên kết với Hiệp hội du lịch huyện, Hiệp hội du lịch tỉnh Lào Cai và các tỉnh thành trong khu vực để đưa khách đến và liên kết chuỗi cung ứng dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch chủ lực gồm: Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ dưỡng cao cấp; Nhóm sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, làng bản, ruộng bậc thang, du lịch sinh thái; làng nghề truyền thống, sinh thái nông nghiệp; Nhóm sản phẩm du lịch hiện đại, đẳng cấp quốc tế như Công viên Văn hóa, Khu vui chơi giải trí cao cấp, khu biệt thự, nghỉ dưỡng; Nhóm sản phẩm du lịch mạo hiểm như leo núi, dù lượn, vượt thác, Marathon vượt núi Quốc tế; Nhóm du lịch tâm linh; Nhóm du lịch mua sắm, hội thảo.

- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên nghiệp, văn minh, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện mang tính bền vững. Xây dựng hoàn thiện phương án quản lý, khai thác các điểm du lịch theo Luật Du lịch năm 2017. Tăng cường củng cố, kiểm soát các hoạt động bán vé; lập phương án thí điểm đấu thầu thu phí du lịch điểm du lịch cộng đồng.

- Phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra các sản phẩm hỗ trợ, phục vụ cho du lịch. Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch với các ngành kinh tế khác.

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa

4.2.1. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sác, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý du lịch sác, quy hoạch, kế hoạch trong quản lý du lịch

Đối với thị xã Sa Pa, ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy phát triển toàn bộ kinh tế địa phương. Do đó, cần có sự tập trung đầu tư các nguồn lực, những ưu ái nhất định về cơ chế, tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Đặc biệt là các quy định của pháp luật về du

lịch, những cơ chế, chính sách về phát triển du lịch. Tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa cần áp dụng một số văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đã được ban hành như: Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch,.. .và các văn bản pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch. Những quy định, những chính sách phải xuất phát từ các nguyên tắc thị trường, huy động được sức mạnh của các thành phần kinh tế tham gia vào sự phát triển. Các chính sách phải tạo cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh Lào Cai cũng như với các địa phương khác khác trong cả nước, nhất là các địa phương lân cận như Yên Bái, Hà Giang, Sơn La…

Thị xã Sa Pa cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ nghỉ dưỡng, tham quan, kinh doanh lưu trú, đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)