Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian

tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và và ngoài nước để phát triển du lịch. Chiến lược, quy hoạch , kế hoạch, chiến lược phát triển được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản

phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.

Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên

truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của địa phương phát triển.

Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh

nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế.

Thứ năm, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho

ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm

vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Thứ sáu, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt

động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)