Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du

Tiêu chí Mức đánh giá Độ lệch chuẩn Trung vị

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch 4,07 0,74 4 Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn

bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch

4,03 0,69 4 Các quy định về tổ chức bộ máy và sự phối hợp giữa

các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch

4,10 0,71 4 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành du lịch

4,20 0,55 4 Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế

về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài cho ngành du lịch

4,13 0,68 4

Nguồn: Số liệu điều tra và tổng hợp

Độ lệch chuẩn của các giá trị trung bình của các tiêu chí không quá lớn và giá trị trung vị ở mức 4 cho thấy lựa chọn ở mức 4 (mức đánh giá tốt) là phương án mà phần lớn các cán bộ lựa chọn ở các tiêu chí. Kết quả này cho thấy nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về du lịch của thị xã Sa Pa được thực hiện tương đối tốt dưới góc nhìn của các cán bộ thực thi.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa xã Sa Pa

3.4.1. Hệ thống pháp luật của Nhà nước về du lịch và quản lý nhà nước về du lịch du lịch

Hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về du lịch nói riêng chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật cũng như các văn bản quy định của Nhà nước liên quan. Từ khi Luật Du lịch 2005 được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Du lịch năm 1999 đã thực sự mở đường cho ngành du lịch Sa Pa phát triển một cách mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị

trường và xu thế hội nhập quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng dần qua các năm, cơ sở vật chất cho du lịch cũng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai Luật Du lịch 2005, bên cạnh những yếu tố tích cực có tính chất mở đường cho du lịch phát triển thì đồng thời cũng nảy sinh không ít những vấn đề gây trở ngại. Điều đó cho thấy khuôn khổ thể chế đã không đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế phát triển du lịch. Sự ra đời của Luật Du lịch 2017 đã đánh dấu một bước phát triển mới mang tính “cởi trói”, trong việc khơi dậy tiềm lực, tạo đà kích thích du lịch Sa Pa phát triển. Những quy định về quản lý khu, điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác đều đã được điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của khách, tạo điều kiện thuận lợi để du khách tham quan, du lịch. Luật Du lịch 2017 ra đời đã mang đến những kỳ vọng và thông thoáng hơn không chỉ cho du khách, doanh nghiệp và người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà giúp các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch thuận lợi hơn trong việc triển khai cũng như thực hiện công việc, qua đó hóp phần thực hiện thành công mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi của Tỉnh ủy đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)