Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 55 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng chất lượng cao và phát triển theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch 192/KH-UBND ngày 28/06/2017 về việc thực hiện Đề án “Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, thị xã Sa Pa đã triển khai các kế hoạch thực hiện nội dung đề án, đồng thời Ban hành Dự án số 03 "Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa, giai đoạn 2016 - 2020. Để cụ thể hóa việc thực hiện 02 chiến lược phát triển du lịch trên, trong giai đoạn 2017 - 2019, UBND thị xã Sa Pa đã ban hành nhiều kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Cụ thể:

- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 24/3/2017 về triển khai Đề án 03 “Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai” và Dự án số 03 “Đổi mới và tăng cường công tác quản lý du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa”, giai đoạn 2016-2020; - Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 10/01/2017 của UBND huyện về việc tổ chức các hoạt động trong Chương trình Năm du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc trên địa bàn huyện Sa Pa;

- Kế hoạch số 04 /KH-UBND ngày 06/ 01/2017 của UBND huyện Sa Pa về tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Định Dậu và lễ hội dân gian các bản làng năm 2017;

- Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND huyện Sa Pa về Tổ chức Lễ hội Du lịch mùa Hè năm 2017;

- Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 21/7/2017 về việc tổ chức Lễ hội mùa Thu năm 2017;

- Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 01/11/2017 về việc tổ chức Lễ hội mùa Đông năm 2017,

- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 10/01/2018 về tổ chức “Lễ hội mùa Xuân Sa Pa năm 2018”;

- Ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND huyện về ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã trên địa bàn huyện Sa Pa;

- Kế hoạch 280/KH-UBND ngày 20/11/2017 về việc tổ chức Hội thảo phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn tiến tới xây dựng Sa Pa thành Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế;

- Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/3/2018 về việc phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 12/4/2018 về kế hoạch thống kê, rà soát các đơn vị kinh doanh, du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa;

- Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 9/1/2019 Kế hoạch Lễ hội mùa xuân năm 2019;

- Kế hoạch số 117/KH-UBND của UBND huyện tổ chức Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2019;

- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 04/7/2019 của UBND huyện Sa Pa phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa 6 tháng cuối năm 2019;

- Phương án số 1746/PA-UBND ngày 11/7/2019 của UBND huyện Sa Pa tăng cường công tác quản lý và thu phí danh lam thắng cảnh đối với các tuyến, điểm du lịch cộng đồng do UBND huyện quản lý 6 tháng cuối năm 2019;

- Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thị xã về tổ chức Lễ hội 4 mùa năm 2020 và Kế hoạch phát triển du lịch năm 2020;

- Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND thị xã về giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám bán hành rong trên địa bàn thị xã năm 2020. Nội dung tổng quát của các kế hoạch phát triển du lịch trên tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động du lịch và dịch vụ. - Đổi mói mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Tăng cưòng công tác đầo tạo, tập huấn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Tăng cường đầu tư công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các dịch vụ liên quan.

Về công tác quy hoạch, Sa Pa nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 của Thủ tướng chính phủ trong đó xác định rõ 12 phân khu du lịch trên địa bàn thị xã Sa Pa. Căn cứ vào các hạng mục dự án và các nội dung được quy hoạch, UBND thị xã Sa Pa đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên thúc triển khai, coi đây là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động du lịch của thị xã đến năm 2030.

Ngoài ra, việc tổ chức quản lý các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn vẫn được tổ chức triển khai nghiêm túc: Căn cứ Quyết định số 2295/QĐ-UBND ngày 30/7/2009; Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Công nhận các tuyến, điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn thị xã gồm 04 tuyến du lịch: (1) Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Các xã Hạ huyện; (2) Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải; (3) Sa Pa - Má Tra - Tả Phìn; (4) Sa Pa - Sa Pả - Hầu Thào -Tả Van - Sử Pán và 13 điểm du lịch: Thác Bạc, Cầu Mây, Bãi đá khắc cổ, xã Tả Van, Tả Phìn, Thôn Bản Dền (xã Bản Hồ); Thôn Nậm Sài (xã Nậm Sài), Thôn Nậm Cang (xã Nậm Cang), Thôn Sín Chải (xã San Sả Hồ); 01 điểm du lịch địa phương Núi Hàm Rồng. Năm 2019, UBND thị xã Sa Pa đã xây dựng tờ trình số 453/TTr-UBND ngày 12/11/2019 về đề nghị điều chỉnh các điểm du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa, xây dựng 02 hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch mới: Điểm du lịch cộng đồng sinh thái Ngũ Chỉ Sơn, Điểm du lịch Mường Hoa. Để du lịch cộng đồng phát triển thành một thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của Sa Pa, thị xã đang tập trung nguồn lực đầu tư cho 7 hạng mục cho các điểm du lịch cộng đồng theo Kế hoạch số 101/KH- UBND ngày 27/3/2018 của UBND huyện đó là: Hỗ trợ tín dụng; mời tư vấn các hoạt động đặc thù; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng du lịch (nhà du lịch cộng đồng, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng….); Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với nghề truyền thống, sản xuất nông nghiệp và bản sắc văn hoá các dân tộc Sa Pa; Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá; Nâng cao năng lực của các Ban quản lý du lịch cộng đồng.

Có thể nói, việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của thị xã Sa Pa luôn được quan tâm trú trọng. Kế hoạch được xây dựng đủ cho các giai đoạn ngắn và dài hạn. Các nội dung đều được lên phương án cụ thể, chỉ tiết trong kế hoạch thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.

Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển du lịch đã được xây dựng, thị xã Sa Pa đã huy động tất cả các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước có liên quan trên địa bàn cùng tham gia. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị được phân rõ ràng và thường xuyên được đôn đốc việc thực thực hiện. Cụ thể:

- Phòng Văn hóa và Thông tin: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Dự án; đề xuất, tham mưu cho UBND thị xã ban hành các cơ chế, chính sách về lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của dự án, kế hoạch. - Công an thị xã: Chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan triển khai công tác quản lý lưu trú; xây dụng các phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn toàn thị xã.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Cân đối nguồn kinh phí, đảm bảo nguồn lực triển khai dự án; giám sát và quyết toán các nguồn ngân sách đối với các nội dung của dự án, kế hoạch.

- Chi cục Thuế: Chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý thuế đối với các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ.

- Phòng Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án thành lập Phòng Du lịch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiến độ của Dự án; đề xuất phương án thành lập Hiệp hội du lịch Sa Pa.

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, triển khai việc lập quy hoạch du lịch ở các xã, các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thị xã.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi nhằm tạo ra sản phẩm, sản vật của địa phương phục vụ phát triển du lịch.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát

triển du lịch, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn thị xã.

- Văn phòng HĐND và UBND huyện: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, triển khai các cơ chế về kinh doanh các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.

- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực du lịch.

- Đài Truyền thanh - Truyền hình và Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện: Thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước theo kế hoạch hàng năm.

- UBND các xã, thị trấn: Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Dự án liên quan đến địa bàn quản lý, đảm bảo phù hợp với Dự án và tình hình thực tiễn của địa phương.

3.2.1.3. Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển du lịch

Trong giai đoạn 2017 - 2019, việc đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển du lịch của thị xã Sa Pa đã thu được những kết quả tích cực. Số lượt khách du lịch tăng mạnh qua các năm, đạt mức tăng bình quân 37,20%/năm, từ mức 1,72 triệu lượt khách năm 2017 lên 3.29 triệu lượt khách năm 2019.

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển du lịch

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ Tổng lượt khách Nghìn lượt 1.750 2.700 3.294 54,29 22,00 37,20 Tổng doanh thu từ DVDL Tỉ đồng 2.286 5.507 9.300 140,90 68,88 101,70 Doanh thu TB/lượt

khách Tr.đ/khách 1,31 2,04 2,82 56,14 38,42 47,01 Ngày lưu trú BQ Ngày 1,6 1,7 1,8 6,25 5,88 6,07 Cơ sở lưu trú Buồng 6.000 6.786 9.500 13,10 39,99 25,83 Lao động LĐ 4.000 4.478 9.596 11,95 114,29 54,89

Đi cùng với sự gia tăng mạnh về lượng khách, tổng doanh thu từ du lịch trên địa bàn cũng tăng mạnh. Từ mức 2.286 tỉ đồng năm 2017 lên mức 9.300 tỉ đồng năm 2019. Có thể nói đây là mức tăng rất lớn, đạt tốc độ tăng bình quân lên tới 101,70%/năm. Mức doanh thu trung bình/lượt khách cũng tăng mạnh từ mức 1,31 triệu đồng/lượt khách tăng lên mức 2,82 triệu đồng/lượt khách. Điều này cho thấy sự phát triển đột biến về du lịch của thị xã Sa Pa trong giai đoạn 2017 – 2019. Nguyên nhân của sự chuyển biến tích cực này là do hạ tầng du lịch của thị xã ngày càng được cải thiện, nhiều các dự án mới bắt đầu đi vào vận hành và hoạt động quảng bá về du lịch phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó cũng không thể nói đến công tác quản lý nhà nước về du lịch của thị xã ngày càng được quan tâm, trú trọng và đi vào chiều sâu góp phần vào việc thu hút lượng khách du lịch đến với Sa Pa.

Ngoài sự tăng trưởng đột biến về lượng khách thì còn có dấu hiệu tích cực đối với phát triển du lịch của Sa Pa là số ngày lưu trú của khách du lịch cũng có xu hướng tăng dần, từ mức trung bình 1,6 ngày vào năm 2017 tăng lên mức 1,8 ngày năm 2019. Mức tăng này tuy không phải là lớn nhưng cũng cho thấy sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dịch vụ du lịch tại Sa Pa, thu hút thêm được nhiều thời gian lưu trú của du khách sẽ góp phần cải thiện doanh thu từ du lịch trên địa bàn.

Số lượng du khách đến với Sa Pa ngày càng tăng đã tác động đến thị trường lưu trú và cá dịch vụ liên quan. Theo đó, số lượng cơ sở lưu trú ngày càng tăng, số lượng buồng tăng bình quân 25,83%/năm, từ mức khoảng 4.000 buồng vào năm 2017 tăng lên 9.500 buồng vào năm 2019 và có xu hướng tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo khi các công trình phục vụ nghỉ dưỡng tiếp tục hoàn thành và đi vào vận hành. Cùng với đó, số lượng lao động tại các cơ sở lưu trú cũng tăng mạnh với mức tăng bình quân 54,89%/năm, từ mức 4.000 lao động vào năm 2017 lên mức 9.596 lao động vào năm 2019.

Có thể nói giai đoạn 2017 - 2019 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của du lịch Sa Pa. Kết quả ngày có được do sự định hướng và chiến lược đúng đắn

của các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hoạt động của ngành du lịch tại địa phương. Sa Pa trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)