Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 53 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Thị xã Sa Pa được thành lập vào tháng 09/2019 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa (cũ). Thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quy Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và 10 xã: Bản Hồ, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Bình, Trung Chải.

Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 65.695 người, mật độ dân số đạt 96 người/km². Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Trong đó, phần lớn là người H’Mông chiếm tỉ lệ 51,65% và người Dao chiếm 23,04% tổng dân số. Sự phong phú về văn hóa và các nét đẹp về phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn thị xã là tài nguyên về du lịch nhân văn, thu hút rất nhiều du khách đến tìm hiểu và trải nghiệm.

Về phát triển kinh tế, ngoài thế mạnh về du lịch, các ngành kinh tế khác của Sa Pa cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:

- Nông nghiệp: năm 2019 tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 8,3%. Địa phương tích cực đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao giá trị chất lượng cây trồng; tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất trên một ha đất sản xuất. Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 90 triệu đồng /ha; vượt 9,8 % so với kế hoạch, tăng 4 triệu đồng so với năm 2018. Hệ số sử dụng đất đạt 1,55 lần, đạt 100 % kế hoạch, tăng 0,02 lần so với năm 2018.

- Công nghiệp - Xây dựng: Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì ổn định; tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9,2 %. Trong công nghiệp chủ yếu là phát triển ngành sản xuất phân phối điện; công nghiệp khai khoáng, xây dựng, trong đó ngành xây dựng tăng do nhiều dự án đầu tư được triển khai trong năm. Ngành tiểu thủ công nghiệp được quan tâm triển khai với việc triển khai Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó thực hiện rà soát, xây dựng phương án phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các chương trình trải nghiệm làm nghề thủ công gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước thực hiện đạt 659,34 tỷ đồng; trong đó sản xuất Công nghiệp đạt 529,39 tỷ đồng, Tiểu thủ công nghiệp đạt 130 tỷ đồng, vượt 5 % so với kế hoạch, tăng 15% so với năm 2018.

- Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: Kinh doanh thương mại dịch vụ diễn ra ổn định, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn; giá cả hàng hóa được tăng cường kiểm soát. Nhìn chung các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch chấp hành tốt các quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; chuẩn bị tốt các điều kiện đón khách vào các dịp cao điểm, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của du khách đến

Sa Pa. Về du lịch, Sa Pa tiếp tục triển khai các hạng mục hỗ trợ, thực hiện kế hoạch số 101/KH ngày 27/3/2018 của UBND huyện về Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Lượng khách du lịch đến Sa Pa ước đạt 3.294.000 lượt, vượt 10,98 % kế hoạch, tăng 22 % so với năm 2018. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng, vượt 4,8 % kế hoạch; tăng 68 % so với năm 2018. Số ngày lưu trú du lịch trung bình 2,4 ngày/người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)