5. Bố cục của luận văn
3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự được quán triệt tại một số các cơ quan đơn vị. Sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn đôi khi còn chưa chặt chẽ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động du lịch và dịch vụ đôi lúc còn chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan; Sản phẩm du lịch đặc trưng cho Sa Pa chưa rõ nét, chưa có tính mới mẻ, hấp dẫn khách du lịch, chưa thu hút được lượng khách có khả năng chi trả cao nhằm tăng doanh thu du lịch; Công tác vệ sinh môi trường tại các tuyến, điểm du lịch vẫn còn tồn tại, gây nhiều phản cảm đối với du khách. Việc giải quyết tình trạng ăn xin, bán hàng rong chưa hiệu quả, thiếu giải pháp tổng thể, đồng bộ dẫn đến việc không thể giải quyết dứt điểm.
- Công tác tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chưa có sự đổi mới mạnh mẽ; chưa thành lập được Phòng Du lịch, thiếu một Ban quản lý du lịch để trực tiếp triển khai và giám sát các hoạt động du lịch và
dịch vụ trên địa bàn; nguồn nhân lực tham mưu trong lĩnh vực du lịch còn thiếu, chất lượng tham mưu không đồng đều; người đứng đầu của đơn vị tham mưu du lịch ít được tham gia vào các cuộc họp mang tính quyết đáp quan trọng có liên quan đến lĩnh vực du lịch do không phải là thành viên của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã.
- Công tác quy hoạch các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thị xã đã được quan tâm nhưng chậm được triển khai: Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt vào năm 2016 nhưng chưa triển khai các hoạt động truyên truyền, giới thiệu về các nội dung quy hoạch; Việc quản lý tuyến điểm du lịch trên địa bàn chậm được điều chỉnh để phù hợp với Luật du lịch mới năm 2017 (không quản lý theo tuyến và quản lý theo điểm).
- Công tác đào tạo, tập huấn nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thực sự được quan tâm; thiếu nguồn lực, thiếu đơn vị trung gian kết nối giữa người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo.
- Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chủ yếu chỉ tổ chức tại chỗ vì vậy chưa tiếp cận và thu hút được các thị trường tiềm năng.
- Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các dịch vụ liên quan còn chậm được nâng cấp, nguồn lực bố trí cho các nội dung của dự án còn chưa kịp thời và chưa rõ về nguồn lực dẫn đến một số nội dung còn chưa được triển khai làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Đề án, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách du lịch và đi lại của người dân đặc biệt nhiều tuyến đã được UBND tỉnh Lào Cai công nhận khai thác.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI