Bài học kinh nghiệm đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

- Thứ nhất, KTNN phải ban hành đầy đủ, đồng bộ các chuẩn mực, quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán để làm căn cứ cho kiểm soát chất lượng kiểm toán. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán liên quan đến nhiều cấp độ, có yêu cầu cao. Do đó, cần phải có quy định cụ thể để tiêu chuẩn hoá các công việc kiểm soát. Bên cạnh việc quy định về trình tự, nội dung và phương pháp kiểm soát của từng cấp độ trong từng giai đoạn của quá trình kiểm toán, cần phải quy chuẩn hoá hệ thống hồ sơ, mẫu biểu sử dụng trong công tác kiểm toán để có cơ sở kiểm tra, soát xét các bước công việc, kết quả kiểm toán.

- Thứ hai, ngoài việc thiết lập, duy trì hiệu quả các chính sách, thủ tục cho việc tự kiểm soát của các đoàn kiểm toán, KTNN chuyên ngành (khu vực), KTNN cần thiết lập và duy trì hoạt động đơn vị chức năng độc lập thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.

- Thứ ba, chức năng kiểm soát chất lượng kiểm toán là kiểm tra và giám sát, đánh giá, kiến nghị xử lý để kịp thời ngăn chặn các sai phạm, yếu kém trong hoạt động kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

- Thứ tư, kiểm soát chất lượng kiểm toán là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình kiểm toán, trong mỗi giai đoạn, mỗi bước công việc; công việc của KTV phải được cấp cao hơn kiểm tra, soát xét lại.

kiểm soát của từng cấp độ kiểm soát (từ kiểm soát của bản thân KTV đến kiểm soát ở cấp cao nhất là lãnh đạo KTNN), trong từng giai đoạn của quá trình kiểm toán. Trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán trước hết thuộc về Trưởng đoàn kiểm toán và phải thực hiện ngay trong từng bước của quá trình kiểm toán; sự kiểm soát của cấp trên và các đơn vị chuyên trách chủ yếu sau khi đã kết thúc công việc của từng giai đoạn. Do vậy, cần phải đề cao và tăng cường trách nhiệm kiểm soát của Trưởng đoàn kiểm toán. Đồng thời, phải xác định rõ trách nhiệm của Kiểm toán trưởng trước Tổng KTNN trong việc thiết lập, duy trì và hiệu quả hoạt động kiểm soát của KTNN chuyên ngành (khu vực).

- Thứ sáu, trong lĩnh vực kiểm toán đầu tư, công tác kiểm soát cần bám sát quy trình kiểm toán dự án đầu tư. Tuy nhiên, muốn thực hiện được yêu cầu này, cơ quan KTNN cần phải xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng riêng đối với loại hình kiểm toán dự án đầu tư nhằm tránh các rủi ro bắt nguồn từ chính hoạt động và kết quả kiểm toán.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi chính sau:

- Tại sao cần phải nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán Nhà nước? Thực trạng kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán Nhà nước như thế nào?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán Nhà nước?

- Để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán Nhà nước cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài phần lớn là số liệu thứ cấp. Nguồn gốc các số liệu, thông tin này được thu thập từ các tài liệu, báo cáo số liệu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán khu vực thuộc Kiểm toán nhà nước cũng như các thông tin từ các nghiên cứu, tạp chí, tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trên cơ sở những số liệu thu thập sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phân tổ thống kê:Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số)

tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ khác nhau, giữa các tổ đó có sự khác nhau rõ rệt, còn trong

phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ” từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tổ được sử dụng để: phân chia kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán theo từng hình thức kiểm soát, chia các nhóm lỗi sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát...

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có

hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học

dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Các đồ thị thống kê được nghiên cứu này sử dụng có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: các số liệu thống kê sau khi thu thập và

xử lý sẽ được dùng để làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và mối liên hệ giữa các hiện tượng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hướng của hiện tượng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về Kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương tại Kiểm toán nhà nước, đề tài đã sử dụng một số phương pháp phân tích thống kê chính như sau: phương pháp dãy số biến động theo thời gian; phương pháp chỉ số; phương pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối và bình quân...

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian: Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 01 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động số cuộc kiểm tra chất lượng kiểm toán, số sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát, tình hình khắc phục sai sót ... theo thời gian bao gồm:

- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i):

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:

Trong đó: yi: giá trị tuyệt đối ở thời gian i

y0: giá trị tuyệt đối ở thời gian đầu

- Tốc độ phát triển: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Các chỉ tiêu tính tốc độ phát triển được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là:

+ Tốc độ phát triển bình quân (t): Tốc độ phát triển bình quân được dùng

để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn Công thức tính:

Hoặc:

Trong đó: t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n

yn là giá trị tuyệt đối ở thời kỳ n

y0 là giá trị tuyệt đối ở thời gian ban đầu” + Tốc độ tăng (hoặc giảm):

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Chỉ tiêu này được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số

∆i = yi - y0 (i =1, 2,3,…n) n n t t t t t 1 . 2.3... 1   1 0 1     n n n n y y T t

Công thức tính:

Hoặc:

 Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a)

Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính:

Hoặc:

Trong đó:  a là tốc độ tăng giảm bình quân” - Phương pháp chỉ số:

Các loại chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán như: tốc độ tăng giảm số lượt kiểm soát, số sai sót được phát hiện, cơ cấu lỗi và tỷ lệ khắc phục sai sót.

+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm: Số lượng cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán, số lượt kiểm soát, số lượng sai sót phát hiện và khắc phục...

- Phương pháp so sánh:So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện

tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh gồm các dạng:

- So sánh các nhiệm vụ kế hoạch với thực thế triển khai - So sánh qua các giai đoạn khác nhau

- So sánh các đối tượng tương tự: Đánh giá mức độ chênh lệch giữa 2 bộ phận trong 1 hệ thống, hoặc giữa 2 yếu tố cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian.

Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Kiểm soát chất lượng đối với các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương được thể hiện qua nhiều nội dung nên việc phân tích, đánh giá kết quả của việc kiểm soát chất lượng được thể hiên qua một số chỉ tiêu chính sau:

- Kết quả thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán:

+ Số cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương theo kế hoạch xây dựng

+ Số cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương theo thực tế được triển khai.

- Các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát:

+ Số lỗi và tỷ lệ sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại khâu lập kế hoạch, chuẩn bị kiểm toán và tỷ lệ sai sót

+ Số lỗi và tỷ lệ,sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại khâu thực hiện kiểm toán.

+ Số lỗi và tỷ lệ sai sót phát hiện trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán tại khâu báo cáo kiểm toán.

- Tình hình khắc phục sai sót sau khi kiến nghị khắc phục: Số lượng lỗi đã được đơn vị kiểm soát chất lượng kiến nghị khắc phục, tỷ lệ khắc phục.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

3.1. Khái quát về Kiểm toán nhà nước và Vụ Chế độ chính sách và Kiểm soát chất lượng kiểm toán soát chất lượng kiểm toán

3.1.1. Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau khi được thành lập, Kiểm toán nhà nước vừa hình thành bộ máy tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, Kiểm toán viên, vừa xây dựng Chuẩn mực, Quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Kiểm toán nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.

Ngày 19/4/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020. Theo đó, để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng

ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước

Nguồn: Kiểm toán nhà nước

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

KHỐI ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ

KHỐI ĐƠN VỊ THAM MƯU

Văn phòng KTNN Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Tổng hợp Trung tâm tin học

Báo kiểm toán Vụ Chế độ & KSCLKT

Vụ Pháp chế Vụ Quan hệ quốc tế

KHỐI ĐƠN VỊ CHUYÊN NGÀNH/ KHU VỰC

KTNN Chuyên ngành Ia, Ib, II, III, IV, V,

VI, VII

KTNN Khu vực I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

Các Đoàn KTNN Chuyên ngành

Các Đoàn KTNN Khu vực Thanh tra Kiểm toán

Tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước được mô tả tại Hình 3.1. Cụ thể bộ máy bao gồm các đơn vị sau:

- Các đơn vị tham mưu: Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổng hợp và Văn Phòng Đảng - Đoàn thể;

- Kiểm toán nhà nước chuyên ngành bao gồm 8 đơn vị: Ia, Ib, II, III, IV, V, VI, VII.

- Kiểm toán nhà nước khu vực bao gồm 13 đơn vị: I, II, II, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Tin học, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và Báo Kiểm toán.

3.1.2. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị tham mưu được giao nhiệm vụ chính liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán do các đơn vị kiểm toán chuyên ngành và khu vực thực hiện. Là một trong những cơ quan quản lý hành chính quan trọng nên Vụ có vị trí, chức năng và được giao nhiệm vụ quyền hạn quan trọng như sau:

3.1.2.1. Vị trí và chức năng

Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản về chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)