Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm soát chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 81)

5. Bố cục của luận văn

3.4.4. Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm soát chất

Kiểm soát chất lượng kiểm toán và các Đoàn Kiểm toán ngân sách địa phương sẽ tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế. Bên cạnh đó, việc phối hợp còn góp phần nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật của các bên, qua đó góp phần vào việc đảm bảo tính chính xác trong thực thi công việc.

Để đảm bảo cho việc phối hợp giữa các bên trong công tác kiểm soát chất lượng, ngoài các quy định chung, Kiểm toán nhà nước đã ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị thực hiện việc kiểm soát và đối tượng được kiểm toát. Nhờ đó đã phát huy, tập trung được tối đa các nguồn lực để xử lý một cách hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Việc tuân thủ các quy định và sự phối hợp theo đúng thẩm quyền, đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác kiểm soát, đảm bảo cho công việc của cả hai bên được triển khai thuận lợi.

3.4.4. Trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán lượng kiểm toán

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Kiểm toán nhà nước, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán mà cụ thể là các cán bộ thuộc Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học ngày càng tăng và được đào tạo với chuyên ngành phù hợp với chuyên môn công tác. Nhờ đó, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ ngày càng được nâng cao. Các đoàn kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót của các Đoàn kiểm toán, kiến nghị các giải pháp phù hợp để khắc phục.

Bên cạnh trình độ, năng lực của cán bộ, yếu tố đạo đức cũng ảnh hưởng mạnh đến cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng. Kiểm toán thuộc lĩnh vực “nhạy cảm”, dễ nảy sinh những tiêu cực nếu không kiểm soát tốt và có quy trình chặt chẽ, minh bạch. Các cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm

toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán luôn được lãnh đạo quán triệt, nhấn mạnh việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ kiểm toán. Đây không những là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của ngành mà còn là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của công tác kiểm soát. Việc nâng cao hiệu quả của việc tu dưỡng đạo đức còn được thực hiện thông qua việc thường xuyên nhắc nhở, gắn với các phong trào thi đua để các cán bộ không ngừng trau dồi tư cách, đạo đức người cán bộ. Nhờ đó, trong quá trình triển khai hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, chưa phát hiện ra những trường hợp vi phạm đạo đức ngành, công tác kiểm soát được thực hiện theo đúng các quy định, minh bạch, trách nhiệm.

3.4.5. Chính sách đào tạo, tập huấn và đãi ngộ đối với cán bộ kiểm soát chất lượng kiểm toán

Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược con người trong quá trình xây dựng, phát triển của Kiểm toán Nhà nước, hoạt động đào tạo của Kiểm toán nhà nước Việt Nam đã có nhiều đổi mới rõ rệt cả về lượng và về chất, góp phần nâng cao năng lực, sự chuyên nghiệp của các kiểm toán viên; các cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng với những công nghệ cơ bản, hiện đại theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ chú trọng về chuyên môn, nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại mà còn đào tạo, bồi dưỡng cả về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử để hình thành đội ngũ kiểm toán nhà nước theo phương châm: Công minh - chính trực - nghệ tinh - tâm sáng. Kiểm toán nhà nước đã xây dựng được hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương đối toàn diện cho đội ngũ kiểm toán viên gồm 4 chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo các ngạch kiểm toán viên nhà nước và 5 chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiểm toán theo lĩnh vực và cấp độ. Việc thực hiện chủ yếu được triển khai tại Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán - một đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước. Có thể nói nhờ việc nhận thức đúng đắn về công tác đào tạo, tập huấn, đội ngũ

cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh việc trang bị các kiến thức lý luận nền tảng về tài chính, kế toán, kiểm toán, điểm nổi bật trong hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay là công tác bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán gắn với thực tiễn hoạt động của ngành theo từng loại hình và lĩnh vực kiểm toán tùy vào cấp độ từ cơ bản đến chuyên sâu. Trong chương trình đào tạo, Kiểm toán nhà nước cũng đặc biệt coi trọng đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử cho đội ngũ kiểm toán viên đặc biệt là kiểm toán viên làm công tác kiểm soát chất lượng;

Ngoài vấn đề về đào tạo cán bộ thì chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ làm công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Với đặc thù, công việc thường xuyên trong điều kiện xa cơ quan, gia đình; cường độ công việc cao, lại luôn bị áp lực về kinh tế, chính trị, dễ bị mua chuộc bởi lợi ích vật chất và lợi ích khác. Vì vậy, Kiểm toán nhà nước đã xây dựng chính sách tiền lương, quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp nhằm khuyến khích cán bộ kiểm soát chất lượng tích cực làm việc, đồng thời là phương tiện hữu hiệu bảo vệ đạo đức nghề nghiệp, tránh xa cám dỗ vật chất. Nhờ đó đã góp phần phần đảm bảo cho các cán bộ nghiêm túc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng yêu cầu.

3.4.6. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và mở cửa nền kinh tế với thế giới không những về mặt kinh tế mà cả chính trị. Cùng với việc hội nhập đó, Kiểm toán nhà nước Việt Nam cũng cần đổi mới để phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Lĩnh vực kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các chuẩn mực kiểm toán trong đó có chuẩn mực kiểm soát chất lượng kiểm toán do Kiểm toán nhà nước Việt Nam xây dựng đã tham

khảo và vận dụng các chuẩn mực quốc tế của các cơ quan Kiểm toán Tối cao về kiểm soát chất lượng (ISSAI 40) do Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI) ban hành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước học hỏi những kinh nghiệm của một số quốc gia khác cũng như các thông lệ quốc tế về lĩnh vực kiểm toán. Việc tuân thủ theo những thông lệ quốc tế giúp Việt Nam giúp nâng cao vị thế trong cộng đồng thế giới, góp phần minh bạch hệ thống quản lý tài chính quốc gia. Những quy định quốc tế này chi phối mạnh mẽ đến quan điểm, tư tưởng, cách thức phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với ngân sách nhà nước, buộc hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán phải thay đổi, cải tiến cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao, trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hệ thống tài chính công. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước tại Việt Nam và góp phần cho công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán thay đổi theo hướng tích cực, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.

3.5. Đánh giá công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán 3.5.1. Những kết quả đạt được 3.5.1. Những kết quả đạt được

- Nhìn chung việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chuẩn mực kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành.

- Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán luôn bám sát mục tiêu và nội dung và phương pháp kiểm soát theo kế hoạch đã được Tổng Kiểm toán nhà nước giao. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã triển khai các hoạt động kiểm soát theo đúng kế hoạch phù hợp với tiến độ các đợt kiểm toán của các đơn vị.

- Công tác kiểm soát chất lượng được thực hiện thường xuyên, việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động của Đoàn kiểm toán ngân sách địa phương đảm bảo kịp thời, chất lượng báo cáo ngày càng cao hơn, kiểm soát hồ sơ sau được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.

- Công tác kiểm soát các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương ngày càng đi vào thực chất thiết thực hơn, tập trung vào những trọng tâm: đánh giá thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch kiểm toán; tuân thủ hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán; tính đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm toán; sự phù hợp giữa kết quả kiểm toán với đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán; xem xét cơ sở pháp lý và tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán; tập trung vào các đơn vị, các đoàn, tổ kiểm toán yếu kém.

- Đơn vị kiểm soát chất lượng kiểm toán đã kịp thời phát hiện ra nhiều sai sót còn tồn tại trong quá trình kiểm toán của các Đoàn kiểm toán ngân sách địa phương và đề xuất các kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục các sai sót, đảm bảo cho công tác kiểm toán được thực hiện theo đúng các quy định và nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ của các thành viên đoàn kiểm toán.

3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

- Do đặc thù hoạt động kiểm toán rất phân tán nên công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của các Tổ kiểm soát chủ yếu thông qua hình thức giám sát qua nhật ký điện tử và các tài liệu (kiểm soát gián tiếp), điều kiện đảm bảo cho giám sát còn có hạn chế (Nhiều kiểm toán viên ghi nhật ký chưa đầy đủ, kịp thời; chưa đính kèm đầy đủ bằng chứng kiểm toán; kiểm toán viên đối phó ghi kết quả vào những ngày cuối) gây khó khăn cho công tác kiểm soát.

- Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán mới phát hiện ra được những

sai sót về mặt quy trình, chuyên môn, việc phát hiện các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ còn rất hạn chế; việc soát xét bằng chứng kiểm toán, soát xét cơ sở pháp lý của các kiến nghị kiểm toán còn hạn chế nhất định nên vẫn còn có trường hợp chưa được giải quyết triệt để; một số đơn vị đưa kiến nghị hoàn thiện thủ tục vào kiến nghị xử lý tài chính (làm lẫn lộn kết quả); việc trình bày một số báo cáo kiểm soát còn dài, chưa súc tích, tập trung vào nội dung chính. - Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong nội bộ ngành,

đối tượng kiểm soát là các Đoàn kiểm toán nhà nước nên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng thường dễ xảy ra tâm lý nể nang, ngại va chạm, triển khai hình thức, chưa thực sự đánh giá một cách đầy đủ, quyết liệt.

- Các quy định, quy chế về kiểm soát chất lượng kiểm toán thường xuyên được cập nhật, sửa đổi, bổ sung với nhiều nội dung, hình thức kiểm soát mới nhất là hình thức Kiểm soát đột xuất khiến cho việc triển khai chưa thực sự chuyên nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn, nhất là phía đối tượng được kiểm soát chất lượng, cần có nhiều thời gian và hướng dẫn, tập huấn chi tiết để các kiểm toán viên, tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu vực quen dần và có sự phối hợp tốt hơn.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC CUỘC KIỂM TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 4.1. Phương hướng, mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương

4.1.1. Phướng hướng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán

Xuất phát từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN, kinh nghiệm quốc tế và các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán thì phải hoàn thiện cả về môi trường, tổ chức bộ máy cũng như cơ chế hoạt động kiểm soát chất lượng tại Đoàn kiểm toán. Do đó, phương hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN được xác định như sau:

- Đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán; tập trung kiểm soát chặt chẽ bằng chứng kiểm toán; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách chế độ, đẩy mạnh việc ứng dụng chuẩn mực kiểm toán nhà nước vào hoạt động kiểm toán

- Tập trung vào công tác tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán và công tác xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm toán.

- Tập trung đổi mới các lĩnh vực công tác, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán

- Thắt chặt kỷ cương trong thực thi công vụ, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt

- Đổi mới phương thức lãnh, làm việc. Phối hợp tốt, hài hòa giữa tổ chức đảng và chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán và công tác xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm toán.

- Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán theo hướng tổ chức, quản lý, giám sát công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của các đơn vị; Tăng cường năng lực, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Chi bộ.

4.1.2. Mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán

Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán hướng tới mục tiêu cụ thể sau: - Đạt được ý nghĩa và các vấn đề cần đáp ứng trong công việc kiểm toán; - Đảm bảo sự khách quan và trung thực làm cơ sở đánh giá và nêu ra các ý kiến;

- Phạm vi và nội dung kiểm toán cần được hoàn thành khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán;

- Mức độ tin cậy và hiệu lực cao đối với các ý kiến, các phát hiện và kết luận; đạt được sự phù hợp cao nhất của các kiến nghị kiểm toán và mối liên quan các vấn đề nêu trong các báo cáo kiểm toán và sản phẩm khác;

- Thời hạn phát hành các báo cáo kiểm toán và các sản phẩm khác liên quan đến thời hạn pháp luật quy định và nhu cầu của đối tượng sử dụng các báo cáo;

- Sự rõ ràng trong các báo cáo kiểm toán và hiệu quả khi thực hiện kiểm toán và các công việc liên quan đến kiểm toán;

- Hiệu lực của các kết quả và các tác động của nó.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng đối với các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương

4.2.1. Hoàn thiện các chính sách làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán

Cơ sở pháp lý cho hoạt động nghiệp vụ kiểm toán là nhân tố quan trọng để hoạt động kiểm toán có thể được thực hiện tốt, đồng thời cũng chính là căn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)