5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Vụ chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị tham mưu được giao nhiệm vụ chính liên quan đến công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán do các đơn vị kiểm toán chuyên ngành và khu vực thực hiện. Là một trong những cơ quan quản lý hành chính quan trọng nên Vụ có vị trí, chức năng và được giao nhiệm vụ quyền hạn quan trọng như sau:
3.1.2.1. Vị trí và chức năng
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước về công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản về chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước; công tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán. Chức năng này được quy định tại Quyết định 146/QĐ-KTNN ngày 18/02/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước. Từ vị trí và chức này có thể thấy Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là một trong những đơn vị quan
trọng nhất trong công tác tham mưu cho Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng giám sát, quản lý.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của vụ chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán (Ban hành kèm theo Quyết định 146/QĐ-KTNN ngày 18/02/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trong công tác xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản về chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước:
+ Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt kế hoạch, chương trình xây dựng chuẩn mực, quy trình và phương pháp về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước;
+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai xây dựng chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; hướng dẫn các đơn vị áp dụng chuẩn mực, quy trình, và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán nhà nước, hồ sơ kiểm toán;
+ Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ và hồ sơ kiểm toán đối với từng lĩnh vực kiểm toán;
+ Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phát triển các loại hình kiểm toán; phát triển các loại hình và phương pháp kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế;
+ Lập báo cáo định kỳ, đột xuất về việc triển khai áp dụng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán nhà nước, hồ sơ kiểm toán trong từng lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
- Trong công tác xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ:
+ Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ và các văn bản hướng dẫn thực hiện áp dụng đối với kiểm toán nội bộ phù hợp với từng loại hình tổ chức theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
+ Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước triển khai qui định của luật Kiểm toán Nhà nước về thực hiện kiểm toán nội bộ ở các cơ quan, tổ chức;
+ Kiểm tra, đánh giá việc áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;
+ Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị thủ trưởng các cơ quan, tổ chức được quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước báo cáo việc áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ ở cơ quan, tổ chức mình;
+ Lập báo cáo định kỳ, đột xuất về việc áp dụng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ áp dụng cho từng loại hình tổ chức và đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ sung, hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ.
- Trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán:
+ Tham gia thẩm định dự thảo kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; theo dõi việc thực hiện kế hoạch chi tiết phù hợp với kế hoạch kiểm toán được phê duyệt;
+ Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành các quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán; hướng dẫn, kiểm tra các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và khu vực thực hiện sau khi Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành;
+ Xây dựng, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt kế hoạch kiểm soát chất lượng kiểm toán hàng năm, đột xuất và tổ chức thực hiện. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán, lập báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán các cuộc kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt và trình lãnh đạo Kiểm
toán Nhà nước xem xét, quyết định trước khi xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán; Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và các thành viên đoàn kiểm toán báo cáo những vấn đề liên quan đến việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định, chế độ công tác của Kiểm toán Nhà nước; Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán khác theo quy định; Tham dự xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán;
+ Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán nhà nước của các đơn vị kiểm toán, đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và các thành viên của đoàn kiểm toán; kiểm tra việc quản lý hồ sơ, tài liệu kiểm toán của các đơn vị kiểm toán; Kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xử lý tập thể, cá nhân không tuân thủ chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định, chế độ công tác của Kiểm toán Nhà nước.
+ Xây dựng và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định, chỉ thị, chế độ công tác về nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán;
+ Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước và các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
+ Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện công tác nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động kiểm toán của các đơn vị trong ngành theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán khác được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao hoặc ủy quyền.
- Quản lý công chức và người lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Kiểm toán Nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về
công tác thi đua – khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước về kết quả công tác của đơn vị; quản lý các trang thiết bị của đơn vị.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao hoặc ủy quyền.
3.1.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là một trong những đơn vị tham mưu thuộc Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Với chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính công được hoạt động minh bạch, hạn chế thất thoát. Với vai trò và nhiệm vụ quan trọng như vậy, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thuộc cơ quan tổ chức cấp 2, có bộ máy tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể Bộ máy của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán được tổ chức như sau: - Về nhân sự gồm có: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các công chức và người lao động. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức.
- Về tổ chức bộ máy gồm có: + Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Ngân sách Trung ương; + Phòng Ngân sách Địa phương; + Phòng Đầu tư - dự án;
+ Phòng Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng;
Phòng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, công chức và người lao động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo cấp phòng thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Kiểm toán Nhà nước.
số lượng cán bộ tương đối lớn và trình độ đào tạo ở mức cao. Tính đến năm 2020, tổng số lượng cán bộ của Vụ là 47 người với 100% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó trình độ trên đại học chiếm tới 59,57% tổng số cán bộ và tập trung lớn nhất tại Phòng Ngân sách địa phương (chiếm 14,89%), 100% số cán bộ lãnh đạo Vụ có trình độ trên đại học.
Bảng 3.1: Tổ chức bộ máy và nhân sự Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán - Kiểm toán nhà nước
Đơn vị Số lượng (Người) Trình độ trên Đại học Trình độ đại học SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%)
Đội ngũ lãnh đạo 4 4 8,51 0 0,00
Phòng Tổng hợp 11 4 8,51 7 14,89
Phòng Ngân sách Trung ương 8 5 10,64 3 6,38
Phòng Ngân sách Địa phương 10 7 14,89 3 6,38
Phòng Đầu tư – Dự án 6 4 8,51 2 4,26
Phòng Doanh nghiệp và các tổ
chức tài chính - ngân hàng 8 4 8,51 4 8,51
Tổng 47 28 59,57 19 40,43
Nguồn: Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán - Kiểm toán nhà nước
Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm toán nhà nước chủ yếu được thực hiện bởi Phòng Ngân sách địa phương. Vì vậy, với lực lượng cán bộ có trình độ cao sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả cũng như hiệu quả của công tác kiểm soát.
3.2. Tổ chức hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương
Đối với KTNN, Kiểm soát chất lượng kiểm toán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và thiết lập, tăng cường những nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Tùy theo tiêu thức phân loại mà có những hình thức kiểm soát
chất lượng kiểm toán khác nhau. Thông thường các hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán được phân loại theo chủ thể và thời điểm kiểm soát, cụ thể:
3.2.1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo chủ thể kiểm soát
Nếu phân loại theo chủ thể kiểm soát thì hiện nay Kiểm toán nhà nước đang áp dụng hai hình thức kiểm soát chính trong kiểm toán ngân sách địa phương là: Kiểm soát từ bên trong cuộc kiểm toán và kiểm soát từ bên ngoài cuộc kiểm toán.
- Kiểm soát từ bên trong cuộc kiểm toán (nội kiểm) là hình thức tự kiểm soát chất lượng kiểm toán do chủ thể của hoạt động kiểm toán (Đoàn kiểm toán
của KTNN, KTNN chuyên ngành/Khu vực chủ trì cuộc kiểm toán) thực hiện.
Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán là trách nhiệm mà các đơn vị này phải thực hiện để bảo đảm hoạt động kiểm toán được tiến hành đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình và các quy định của KTNN.
- Kiểm soát từ bên ngoài cuộc kiểm toán (ngoại kiểm) là hình thức kiểm
soát chất lượng kiểm toán do một đơn vị khác, độc lập với chủ thể của hoạt động kiểm toán thực hiện. Đơn vị khác ở đây có thể là đơn vị chuyên trách của KTNN (độc lập với các KTNN Chuyên ngành, KTNN Khu vực).
: Quan hệ chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp (nội kiểm)
: Quan hệ phối hợp kiểm soát (ngoại kiểm)
Hình 3.2: Sơ đồ các cấp độ kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN
Nguồn: Kiểm toán nhà nước
Như vậy, hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN theo chủ thể kiểm soát bao gồm hình thức nội kiểm và ngoại kiểm có thể hiểu như sau:
(1) Nội kiểm là hình thức tự kiểm soát chất lượng kiểm toán do chủ thể của hoạt động kiểm toán thực hiện.
(2) Ngoại kiểm là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán do đơn vị hoặc cá nhân độc lập với chủ thể của hoạt động kiểm toán thực hiện, thông thường là đơn vị chuyên trách thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN (Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán) và Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (Lãnh đạo KTNN thực hiện công tác kiểm soát chất lượng
kiểm toán thông qua các đơn vị tham mưu: Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp Chế, Phòng Thư ký Tổng hợp thuộc Văn phòng Kiểm toán Nhà nước).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hình thức kiểm soát chất lượng kiểm
TỔNG KTNN
Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực/ CN
Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế… Vụ Chế độ &
KSCLKT
Trưởng Đoàn kiểm toán NS địa phương
Tổ trưởng Tổ kiểm toán Kiểm toán viên
toán đối với các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương là hình thức kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm) do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm soát tiến hành. Việc thực hiện kiểm soát được tiến hành trên cơ sở áp dụng chuẩn mực kiểm toán số 40.
3.2.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo thời điểm kiểm soát
Nếu phân loại theo thời điểm kiểm soát thì có hai loại hình kiểm soát là : kiểm soát trong quá trình và kiểm soát hồ sơ.
- Kiểm soát trong quá trình là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong khi thực hiện hoạt động kiểm toán (kiểm soát các giai đoạn của quy trình
kiểm toán). Hình thức kiểm soát này còn có các tên gọi khác như: kiểm soát
“nóng”, kiểm soát đồng thời, kiểm soát trực tiếp, thông thường hình thức này được các Đoàn kiểm toán thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động kiểm toán được thực hiện đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình và quy định của KTNN.
- Kiểm soát hồ sơ là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi Báo cáo kiểm toán được phát hành, dựa trên hồ sơ kiểm toán. Kiểm soát hồ sơ còn có các tên gọi khác như: kiểm soát “nguội”, kiểm soát sau, kiểm soát gián tiếp.
Kiểm soát hồ sơ, tức là kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi cuộc kiểm toán kết thúc có mục đích chủ yếu là đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán đã hoàn thành, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng các biện pháp để củng cố, tăng cường, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán. Với ý nghĩa đó, hình thức kiểm soát này chủ yếu do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị chuyên trách về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN thực hiện để đánh giá một cách khách quan chất lượng kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán của các đơn vị kiểm toán, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên; kiểm tra việc quản lý hồ sơ, tài liệu kiểm toán của các đơn
vị kiểm toán và đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước các biện pháp nâng cáo chất lượng kiểm toán, ngoài ra Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán còn tham gia thẩm định báo cáo kiểm toán khi Tổng KTNN yêu cầu.
Hiện nay Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN được thực hiện qua bốn cấp độ kiểm soát: Kiểm soát của Đoàn kiểm toán, kiểm soát của KTNN Chuyên ngành/Khu vực, kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng