5. Bố cục của luận văn
3.4.6. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và mở cửa nền kinh tế với thế giới không những về mặt kinh tế mà cả chính trị. Cùng với việc hội nhập đó, Kiểm toán nhà nước Việt Nam cũng cần đổi mới để phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Lĩnh vực kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Các chuẩn mực kiểm toán trong đó có chuẩn mực kiểm soát chất lượng kiểm toán do Kiểm toán nhà nước Việt Nam xây dựng đã tham
khảo và vận dụng các chuẩn mực quốc tế của các cơ quan Kiểm toán Tối cao về kiểm soát chất lượng (ISSAI 40) do Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI) ban hành, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước học hỏi những kinh nghiệm của một số quốc gia khác cũng như các thông lệ quốc tế về lĩnh vực kiểm toán. Việc tuân thủ theo những thông lệ quốc tế giúp Việt Nam giúp nâng cao vị thế trong cộng đồng thế giới, góp phần minh bạch hệ thống quản lý tài chính quốc gia. Những quy định quốc tế này chi phối mạnh mẽ đến quan điểm, tư tưởng, cách thức phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với ngân sách nhà nước, buộc hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán phải thay đổi, cải tiến cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao, trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hệ thống tài chính công. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước tại Việt Nam và góp phần cho công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán thay đổi theo hướng tích cực, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.