Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau khi được thành lập, Kiểm toán nhà nước vừa hình thành bộ máy tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, Kiểm toán viên, vừa xây dựng Chuẩn mực, Quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, mở ra một thời kỳ phát triển mới của Kiểm toán nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính Nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.

Ngày 19/4/2010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020. Theo đó, để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng

ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước

Nguồn: Kiểm toán nhà nước

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

KHỐI ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP

Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ

KHỐI ĐƠN VỊ THAM MƯU

Văn phòng KTNN Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Tổng hợp Trung tâm tin học

Báo kiểm toán Vụ Chế độ & KSCLKT

Vụ Pháp chế Vụ Quan hệ quốc tế

KHỐI ĐƠN VỊ CHUYÊN NGÀNH/ KHU VỰC

KTNN Chuyên ngành Ia, Ib, II, III, IV, V,

VI, VII

KTNN Khu vực I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

Các Đoàn KTNN Chuyên ngành

Các Đoàn KTNN Khu vực Thanh tra Kiểm toán

Tổ chức bộ máy Kiểm toán nhà nước được mô tả tại Hình 3.1. Cụ thể bộ máy bao gồm các đơn vị sau:

- Các đơn vị tham mưu: Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Thanh tra Kiểm toán nhà nước, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổng hợp và Văn Phòng Đảng - Đoàn thể;

- Kiểm toán nhà nước chuyên ngành bao gồm 8 đơn vị: Ia, Ib, II, III, IV, V, VI, VII.

- Kiểm toán nhà nước khu vực bao gồm 13 đơn vị: I, II, II, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Tin học, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và Báo Kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế kiểm soát chất lượng trong các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương của kiểm toán nhà nước (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)