5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo thời điểm kiểm soát
Nếu phân loại theo thời điểm kiểm soát thì có hai loại hình kiểm soát là : kiểm soát trong quá trình và kiểm soát hồ sơ.
- Kiểm soát trong quá trình là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong khi thực hiện hoạt động kiểm toán (kiểm soát các giai đoạn của quy trình
kiểm toán). Hình thức kiểm soát này còn có các tên gọi khác như: kiểm soát
“nóng”, kiểm soát đồng thời, kiểm soát trực tiếp, thông thường hình thức này được các Đoàn kiểm toán thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng của hoạt động kiểm toán được thực hiện đúng theo các nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình và quy định của KTNN.
- Kiểm soát hồ sơ là hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi Báo cáo kiểm toán được phát hành, dựa trên hồ sơ kiểm toán. Kiểm soát hồ sơ còn có các tên gọi khác như: kiểm soát “nguội”, kiểm soát sau, kiểm soát gián tiếp.
Kiểm soát hồ sơ, tức là kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi cuộc kiểm toán kết thúc có mục đích chủ yếu là đánh giá chất lượng các cuộc kiểm toán đã hoàn thành, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó xây dựng các biện pháp để củng cố, tăng cường, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán. Với ý nghĩa đó, hình thức kiểm soát này chủ yếu do Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán là đơn vị chuyên trách về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN thực hiện để đánh giá một cách khách quan chất lượng kiểm toán; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán của các đơn vị kiểm toán, Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Kiểm toán viên; kiểm tra việc quản lý hồ sơ, tài liệu kiểm toán của các đơn
vị kiểm toán và đề xuất với Tổng Kiểm toán Nhà nước các biện pháp nâng cáo chất lượng kiểm toán, ngoài ra Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán còn tham gia thẩm định báo cáo kiểm toán khi Tổng KTNN yêu cầu.
Hiện nay Kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN được thực hiện qua bốn cấp độ kiểm soát: Kiểm soát của Đoàn kiểm toán, kiểm soát của KTNN Chuyên ngành/Khu vực, kiểm soát của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (chủ yếu là kiểm soát hồ sơ hay còn gọi là kiểm soát nguội), kiểm soát của Lãnh đạo KTNN.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán ở cả hai hình thức kiểm soát trong quá trình (kiểm soát trực tiếp) và kiểm soát hồ sơ sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành. Trong đó hình thức kiểm soát trong quá trình kiểm toán có thể thực hiện bằng hai cách chính là theo kế hoạch và đột xuất không thông báo trước.
3.2.3. Kết quả thực hiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương
Trong giai đoạn 2017 - 2019, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã thực hiện được khối lượng công việc tương đối lớn liên quan đến việc tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các Đoàn Kiểm toán chuyên ngành và khu vực, bao gồm nhiều nội dung, lĩnh vực như: Ngân sách địa phương, Ngân sách bộ ngành và cơ quan trung ương, các dự án trung ương và địa phương quản lý, tại các Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính ngân hàng trong phạm vi quản lý của Nhà nước. Trong đó, số lượng các cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán tập trung phần lớn là vào nội dung kiểm toán ngân sách địa phương. Đây được coi là một trong những nội dung chính của công tác kiểm soát chất lượng. Số lượng các cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương khoảng 50 - 51 cuộc/năm, chiếm khoảng xấp xỉ khoảng 60% tổng số cuộc kiểm soát/năm.
Bảng 3.2: Số lượng các cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%)
Ngân sách địa phương 50 63,29 51 60,71 50 57,47
Ngân sách bộ ngành và cơ quan TW 6 7,59 6 7,14 7 8,05
Dự án TW và địa phương 9 11,39 10 11,90 11 12,64
Doanh nghiệp và các tổ chức tài chính
- ngân hàng 8 10,13 10 11,90 12 13,79
Khác 6 7,59 7 8,33 7 8,05
Tổng 79 100 84 100 87 100
Nguồn: Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán - KTNN
Số lượng cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương cho thấy mức độ quan trọng của kiểm toán ngân sách địa phương cũng như việc kiểm soát hoạt động này. Kết quả kiểm toán ngân sách địa phương có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước khác tại các địa phương, phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Theo đó, việc kiểm soát tốt chất lượng lượng kiểm toán ngân sách địa phương đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện tính chính xác của báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, tính đúng đắn trong những kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, ngân sách, kiến nghi ̣với các cơ quan chức năng của Nhà nước bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách.
Bảng 3.3: Các hình thức kiểm soát chất lượng kiểm toán
Hình thức
kiểm soát chất lượng kiểm toán
2017 2018 2019 SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%) Kiểm soát trong quá trình kiểm toán 36 72,00 38 74,51 38 76,00
- Theo Kế hoạch 31 86,11 31 81,58 31 81,58
- Đột xuất 05 13,89 07 18,42 07 18,42
Kiểm soát qua hồ sơ 14 28,00 13 25,49 12 24,00
Tổng 50 100 51 100 50 100
Nguồn: Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán – KTNN
Trong các cuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương, các hình thức chủ yếu được áp dụng là kiểm soát trong quá trình đoàn kiểm toán đang thực hiện nhiệm vụ và kiểm soát thông qua hồ sơ sau khi Báo cáo kiểm toán được phát hành, dựa trên hồ sơ kiểm toán. Trong đó, hình thức kiểm soát trong quá trình được Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán áp dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 75% tổng số cuộc kiểm soát. Việc thực hiện hình thức kiểm soát này giúp cho việc điều chỉnh những sai sót của đoàn kiểm toán ngân sách địa phương có thể thực hiện kịp thời, nhanh chóng, không để xảy ra những lỗi khi ban hành báo cáo kiểm toán. Trong hình thức này kiểm soát trực tiếp này, có hai cách thức thực hiện là kiểm soát theo kế hoạch được báo trước cho đoàn kiểm toán ngân sách địa phương và kiểm soát đột xuất, không báo trước. Việc kiểm toán theo kế hoạch là cách thức chủ yếu được Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán áp dụng giúp cho các đoàn kiểm toán, giúp cho các đoàn chủ động triển khai công việc nghiêm túc, thận trọng. Cách thức tiến hành này chiếm tới trên 80% số lượng các cuộc kiểm soát trong quá trình. Các thức này được lựa chọn nhiều vì giúp Vụ chủ động lên kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ.
3.3. Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán ngân sách địa phương
3.3.1. Kiểm soát chất lượng giai đoạn chuẩn bị kiểm toán ngân sách địa phương phương
Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương được thực hiện căn cứ theo nội dung thực hiện của đoàn kiểm toán. Việc kiểm soát được chất lượng dựa trên việc tuân thủ theo các quy định của KTNN. Theo đó, giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đối với các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương được tiến hành như sau:
- Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch kiểm toán của KTNN, Tổng KTNN phân giao nhiệm vụ kiểm toán cho các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực. Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành/ khu vực sẽ tiến hành chỉ đạo công tác khảo sát, lập Kế hoạch kiểm toán, dự kiến Trưởng đoàn và các thành viên trong Đoàn kiểm toán trình Lãnh đạo KTNN phê duyệt; sau khi Kế hoạch kiểm toán được phê duyệt, Tổng KTNN ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán và thông báo kiểm toán tới các đơn vị được kiểm toán. Các cấp độ kiểm soát trong giai đoạn này bao gồm:
- Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành/ khu vực: Trên cơ sở nhiệm vụ kiểm toán được Tổng KTNN giao, Kiểm toán trưởng dự kiến Trưởng đoàn kiểm toán và phân công nhiệm vụ cho Trưởng đoàn trực tiếp thực hiện khảo sát, lập Kế hoạch kiểm toán của các cuộc kiểm toán.
- Trưởng đoàn thành lập tổ khảo sát (Tổ khảo sát gồm có một Tổ trưởng và một vài thành viên là những KTV có kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn phù hợp trực thuộc Phòng nghiệp vụ phụ trách cuộc kiểm toán) trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc khảo sát thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đánh giá thông tin thu thập được để lập Kế hoạch kiểm toán.
- Tổ trưởng tổ khảo sát tổng hợp thông tin phản ánh trên giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán…làm căn cứ để lập dự thảo Kế hoạch kiểm
toán và trình Trưởng đoàn xem xét, cho ý kiến hoàn thiện. Trưởng đoàn soát xét các căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm toán, nội dung Kế hoạch kiểm toán gồm: mục tiêu cuộc kiểm toán, phạm vi kiểm toán, nội dung kiểm toán, khoản mục trọng yếu cần kiểm toán, phân chia công việc kiểm toán cho các tổ kiểm toán, tính tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán, mức độ phù hợp của Kế hoạch kiểm toán với các thông tin về đơn vị được kiểm toán, mức độ phù hợp giữa công việc giao cho các Tổ kiểm toán với trình độ, năng lực và sở trưởng KTV và chỉ đạo hoàn thiện; tiếp theo dự thảo Kế hoạch kiểm toán sẽ được trình Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng kiểm tra, soát xét lại nội dung Kế hoạch kiểm toán trước khi trình Tổng KTNN xét duyệt (qua bộ phận chuyên trách).
- Sau khi dự thảo Kế hoạch kiểm toán được lãnh đạo KTNN xét duyệt, Kiểm toán trưởng phải chỉ đạo sửa chữa, hoàn hiện theo ý kiến kết luận của lãnh đạo KTNN tại cuộc họp xét duyệt; thừa lệnh Tổng KTNN ký Kế hoạch kiểm toán. Sau khi Kế hoạch kiểm toán đã được chỉnh sửa, hoàn thiện, Tổng KTNN ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán và ra thông báo kiểm toán.
- Trưởng đoàn kiểm toán tiến hành phổ biến nội dung Kế hoạch kiểm toán và cơ chế chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước mà đơn vị được kiểm toán phải tuân thủ, để các thành viên trong Đoàn kiểm toán hiểu rõ về Kế hoạch kiểm toán và căn cứ pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán.
Trên cơ sở những nội dung mà đoàn kiểm toán ngân sách địa phương thực hiện, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán so sánh, đối chiếu với những quy định của KTNN, các chuẩn mực kiểm toán để tìm ra những sai sót hay lỗi mà đoàn kiểm toán ngân sách địa phương có thể mắc phải trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị kiểm toán. Trong giai đoạn 2017 – 2019, các cuộc kiểm soát đã chỉ ra được một số lỗi chính của các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương như sau:
Bảng 3.4: Các sai sót chính trong quá trình kiểm toán ngân sách địa phương tại giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Nội dung sai sót được phát hiện
2017 2018 2019 SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%) SL (lượt) CC (%)
Bố trí thời gian và nhân sự chưa hợp lý 25 26,04 18 19,35 10 12,82
Chưa tập trung vào nội dung trọng tâm 25 26,04 27 29,03 23 29,49
Thiếu thông tin xác định phạm vi và
giới hạn kiểm toán 14 14,58 16 17,20 16 20,51
Chọn mẫu kiểm toán chưa bao quát 21 21,88 22 23,66 19 24,36
Chưa xác định rõ nội dung và mục tiêu
kiểm toán phù hợp 11 11,46 10 10,75 10 12,82
Tổng 96 100 93 100 78 100
Nguồn: Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán – KTNN
Các lỗi chính mà các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương thường xuyên mắc phải trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm toán bao gồm:
- Việc bố trí thời gian kiểm toán và nhân sự kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán còn mang tính chất bình quân, chưa tập trung vào các đơn vị lớn. Các đơn vị có quy mô tài chính tương đương, lực lượng kiểm toán viên bố trí như nhau nhưng thời gian kiểm toán giữa các tổ chênh lệch nhiều. Lỗi này có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019. Theo đó, nếu như năm 2017 số lỗi về bố trí thời gian và nhân sự chưa hợp lý xuất hiện 25 lượt trong tổng các cuộc kiểm toán ngân sách địa phương chiếm tới 26,04% tổng số lỗi thì đến năm 2019, vấn đề hạn chế này chỉ còn xuất hiện 10 lượt chiếm 12,82% trong tổng số lỗi. Kết quả này cho thấy các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương đã có sự cải thiện về mặt chất lượng kiểm toán, rút kinh nghiệm sau nghiên cứu báo báo kiểm soát chất lượng của ngành.
- Chưa tập trung vào nội dung trọng tâm kiểm toán: Đây là lỗi xuất hiện tương đối phổ biến trong quá trình kiểm soát chất lượng tại các đoàn kiểm toán
ngân sách địa phương. Theo đó, trong quá trình chuẩn bị cho công tác kiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm toán chưa chú trọng vào nội dung được xác định là trọng tâm kiểm toán mà KTNN chỉ đạo hàng năm. Số lỗi này có xu hướng biến động qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019, nhưng nhìn chung vẫn có tỷ lệ các đoàn kiểm toán mắc phải khá nhiều. Mặc dù có sự cải thiện nhưng chưa rõ ràng. Lỗi này chiếm khoảng 26 – 29% trong tổng số các lỗi mà đơn vị kiểm soát chỉ ra trong gian đoạn chuẩn bị kiểm toán.
- Thiếu thông tin xác định phạm vi và giới hạn kiểm toán: Trong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm toán, nhiều đoàn kiểm toán ngân sách địa phương chưa có đầy đủ thông tin cụ thể để xác định phạm vi và giới hạn kiểm toán phù hợp. Số lỗi này tuy các đoàn kiểm toán mắc phải không quá nhiều nhưng chưa được cải thiện trong thống kê lỗi giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể, nếu như năm 2017 lỗi này xuất hiện 14 lần trong các cuộc kiểm soát chiếm 14,58% trong tổng số sai sót của giai đoạn chuẩn bị thì trong 2 năm 2018 và 2019 số lỗi này tăng lên 16 và chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng số lỗi phát hiện.
- Chọn mẫu kiểm toán chưa bao quát: Việc chọn mẫu kiểm toán còn chưa bao quát hết các loại hình kinh doanh, mô hình tổ chức sản xuất trong đơn vị để đánh giá đầy đủ tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý tiền và tài sản của nhà nước. Đây là lỗi khá phổ biến mà đơn vị kiểm soát chất lượng phát hiện ra trong quá trình kiểm tra kế hoạch kiểm toán của các đoàn kiểm toán ngân sách địa phương. Số lượng lỗi này chiếm tỷ lệ trên 21% trong tổng số lỗi phát hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán và chưa được cải thiện nhiều trong giai đoạn 2017 - 2019.
- Chưa xác định rõ nội dung và mục tiêu kiểm toán phù hợp: Một số kế hoạch kiểm toán chưa nêu rõ các vấn đề cần chú trọng qua công tác khảo sát tại