7. Kết cấu luận văn
1.4.3. Các công cụ Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn cấp huyện
1.4.3.1. Công cụ pháp luật
Đây là công cụ có sớm nhất và chung nhất để phục vụ cho quản lý nhà nước mọi quốc gia. Pháp luật luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các công cụ mà nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế; bởi nó không chỉ điều chỉnh hành vi mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động của xã hội, mà là thước đo chung mức độ chấp hành pháp luật của mọi chủ thế.
liên quan đến chi NSNN như Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện (điển hình như các nghị định số 117/2013/NĐ-CP; số 163/2016/NĐ-CP; 72/2018/NĐ-CP). Bộ Tài chính cũng đã đưa ra những quy định cụ thể và những hướng dẫn chi tiết trong quá trình triển khai quản lý chi NSNN (các thông tư số 326/2016/TT-BTC; số 342/2016/TT-BTC; số 71/2017/TT-BTC). Các văn bản này rất phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, vì vậy nó trở thành công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý điều hành NSNN.
1.4.3.2. Mục lục ngân sách nhà nước
Mục lục NSNN là bảng phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức khoa học giúp cho quá trình hạch toán kế toán NSNN được nhanh, chính xác nên mục lục NSNN đã trở thành công cụ rất quan trọng trong suốt quá trình quản lý NSNN. Thực tiễn quản lý NSNN ở tất cả các quốc gia, nước nào cũng phải thiết lập hệ thống mục lục NSNN cho riêng mình.
- Trong khâu lập dự toán: Mục lục NSNN là công cụ giúp cho các cơ quan tài chính lập kế hoạch phân bổ nguồn lực tài chính cả trên phương diện tổng hợp và chi tiết, đồng thời nguồn lực tài chính của Nhà nước được bố trí theo một cơ cấu thu chi chặt chẽ và phù hợp với phát triển KTXH từng thời kỳ.
- Trong khâu chấp hành NSNN: Cơ quan tài chính, KBNN hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN chấp hành đúng chế độ tài chính theo quy định và là cơ sở về mặt kỹ thuật để cơ quan Tài chính điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chi NSNN.
- Khâu quyết toán NSNN: Mục lục NSNN giúp cơ quan Tài chính, KBNN tổng hợp số liệu quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách một cách nhanh chóng.
Mặt khác, thông qua các hình thức chi theo mục lục NSNN này mà giám sát trách nhiệm thực chi của những tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ quản lý NSNN và cả trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực thi chi NSNN.
1.4.3.3. Kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa cũng là công cụ quan trọng mà nhà nước phải sử dụng trong quá trình điều hành nền kinh tế. Thực hiện quản lý NSNN khi sử dụng kế hoạch hóa, các cơ quan cần phải:
tính phù hợp các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán NSNN. Đồng thời cũng phải căn cứ vào các chỉ tiêu đã được xác lập trong dự toán NSNN mà điều chỉnh lại các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH.
- Trong quá trình chấp hành chi NSNN phải luôn đối chiếu so sánh giữa mức độ chấp hành chi NSNN với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH. Mỗi đồng tiền chi ra nhất thiết phải gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong kế hoạch phát triển KTXH.
- Khi phê chuẩn quyết toán cho một năm đã qua nhất thiết phải rà soát lại kết quả đích thực về phát triển KTXH của năm đó.
1.4.3.4. Kiểm toán
Quản lý chi NSNN chỉ được coi là công khai, minh bạch khi có sự đánh giá của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài (không trực tiếp tham gia quản lý NSNN). Một trong chỗ dựa cho người cần thông tin về tình hình quản lý chi NSNN là các báo cáo của các tổ chức kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán nhà nước.
Đối với nước ta, kiểm toán NSNN hàng năm là trách nhiệm của cơ quan kiểm toán nhà nước đã được chính thức thể chế hóa trong Luật NSNN. Do vậy NSNN các cấp các đơn vị sử dụng ngân sách đều thuộc phạm vi kế toán của kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phải đánh giá, xác nhận một cách chính xác hợp lệ, hợp pháp và đặc biệt là tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý NSNN. Báo cáo kết quả từ các cuộc kế toán của kiểm toán nhà nước là nguồn thông tin cậy nhất để cơ quan nhà nước các cấp, và những tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông tin về ngân sách sử dụng cho các hoạt động của mình.
1.4.3.5. Hệ thống Tabmis
Đây là hệ thống thông tin quản lý dựa trên công nghệ hiện đại được sử dụng làm công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về quá trình phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Tabmis là hệ thống phần mềm được thiết kế theo những chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trong quản lý tài chính và kế toán công trên thế giới, là cơ hội tốt cho Việt Nam cải cách quản lý tài chính và kế toán công theo hội nhập với quốc tế và khu vực, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả tài chính công. Đồng thời, Tabmis cũng là công cụ hữu ích
giúp Bộ Tài Chính, KBNN quản lý NSNN một cách hệ thống, chặt chẽ thống nhất từ khâu quản lý dự toán đến quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách, đáp ứng lộ trình cải cách tài chính công của nước ta hiện nay.