7. Kết cấu luận văn
1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện
Từ kinh nghiệm về quản lý NSNN của một số một số huyện, có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN ở huyện Mường Khương như sau:
- Quá trình lập dự toán cần bám sát các định mức phân bổ và sử dụng ngân sách của các đơn vị. Lập dự toán càng sát, việc quản lý chi NSNN càng trở nên hiệu quả, thể hiện mức độ phù hợp của dự toán chi tại địa phương.
- Trong quá trình thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực và đảm bảo phân phối công bằng xã hội. Đặc biệt, cần bám sát dự toán, bám sát các định mức phân bổ ngân sách, tránh chi vượt mức phân bổ, gây thâm hụt NSNN được phân bổ cho địa phương.
- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý chi NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển KTXH. Tăng cường hơn nữa vai trò của các cán bộ xã, thôn, xóm trong chi ngân sách, đảm bảo chi đúng (đối tượng), chi đủ (số tiền), từ đó tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn huyện. - Kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của quản lý chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán chi NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Cần đảm bảo các đơn vị hưởng NSNN trên địa bàn huyện quyết toán đúng hạn, từ đó, lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan có thẩm quyền của huyện tiến hành phê duyệt đúng thời hạn, đảm bảo minh bạch và công khai tài chính.
- Kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý chi NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển KTXH. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện nghiêm túc. Phòng Thanh tra huyện cần lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, kể cả đột xuất, nhằm kịp thời rà soát tình hình chi NSNN trên địa bàn, phát hiện những vi phạm để tránh gây tổn thất cho địa phương.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU