Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu luận văn

3.5.2. Những mặt hạn chế

tỉnh Lào Cai vẫn còn tồn đọng một vài hạn chế trong quản lý chi NSNN trên địa bàn, cụ thể là:

Về lập dự toán chi NSNN

Công tác xây dựng dự toán đầu năm làm chưa tốt, nặng về hình thức, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Lập dự toán một số xã còn chưa sát với thực tế, cơ cấu chi chưa thật phù hợp, điều hành chi sai nguồn, dùng nguồn đầu tư để chi thường xuyên, khi thực hiện dự toán phải điều chỉnh nhiều lần là chưa đúng quy định.Tình trạng chi không đúng nhiệm vụ chi như chi cho trạm y tế, trường tiểu học,…; chi cho các đối tượng hưởng phụ cấp quá rộng, chi đến tận ban chấp hành các chi hội ở thôn. Bên cạnh đó các xã cũng chưa nắm được chế độ, dẫn đến trả thiếu lương cán bộ, trả thừa bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, … Ngoài ra, công tác khảo sát, lập dự toán còn chưa sát với thực tế, nhất là đối với những khoản chi cho xây dựng cơ bản, dẫn tới nhiều công trình trong quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế dự toán.

Về công tác chấp hành chi NSNN

Việc điều hành chi ngân sách huyện còn tình trạng chi theo vụ việc, ngoài dự toán dẫn đến quá trình thực hiện dự toán còn điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Chi chế độ không kịp thời để nợ chế độ cán bộ trong khi chi hành chính còn cao so với quy định, một số khoản chi còn sai nguyên tắc, sai nhiệm vụ chi, chi khoán công tác phí chia đều thực chất là hỗ trợ thêm ngoài lương không đúng chế độ…xảy ra ở nhiều xã và một số đơn vị dự toán. Một số lĩnh vực chi do không phân định quản lý rõ giữa các ngành các cấp nên giữa các cấp quản lý ngân sách còn có sự chồng chéo.

Hơn nữa, quản lý chi đầu tư vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán công trình.

Về quyết toán chi NSNN

Quyết toán và chấp hành chế độ báo cáo còn hạn chế, chất lượng báo cáo đang còn thấp, thông tin, biểu mẫu báo cáo còn đang thiếu, chậm và thuyết minh chưa rõ ràng. Hiện vẫn còn tình trạng các đơn vị chậm nộp báo cáo quyết toán, ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán của toàn huyện.

Các đoàn thanh tra, kiểm tra chi NSNN mặc dù đã tích cực triển khai công việc, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp giải quyết sau thanh tra còn chưa triệt để, dẫn tới có hiện tượng một số ít đơn vị hưởng NSNN tái lại vi phạm trước đó. Dù chưa gây ra hậu quả đáng tiếc nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến quyết toán của các đơn vị nói riêng và của toàn huyện nói chung. Thêm vào đó, tần suất thanh tra, kiểm tra chưa phù hợp, các biện pháp, chế tài đối với các đơn vị vi phạm chưa có tính răn đe. Những hạn chế này cần được khắc phục kịp thời trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)