Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 89 - 94)

7. Kết cấu luận văn

4.3.3 Các giải pháp hỗ trợ khác

Xây dựng cơ cấu chi ngân sách nhà nước khoa học, hợp lý

Theo quy định hiện hành, nhiệm vụ chi NSNN huyện bao gồm hai nội dung chi chính: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chi được quy định trong Luật NSNN là cơ sở pháp lý để quản lý chi ngân sách cấp huyện. Xác lập cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên ở huyện Mường Khương trong thời gian trước mắt và lâu dài sao cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương. Điều hành chi ngân sách trước hết phải ưu tiên chi các khoản trực tiếp cho con người như lương, phụ cấp, sinh hoạt phí…Bên cạnh đó cần chú trọng chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu về kinh tế, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và quan tâm đúng mức chi thường xuyên một cách hợp lý.

Ưu tiên dành nguồn cho chi đầu tư, phát triển nguồn thu có tính chất ổn định lâu dài như nâng cấp các chợ đầu mối, cải tạo môi trường, quy hoạch các bến bãi, chợ, thắng cảnh, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển nguồn thu cố định tại xã. Tăng cường công tác thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản. Tiếp tục hướng dẫn thực hiện quản lý đầu tư theo đúng Luật xây dựng và các quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản phải có ưu tiên trước sau dựa trên hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu. Điều này có thể khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kém hiệu quả.

Cơ cấu chi thường xuyên ở huyện trong thời gian tới cũng cần tăng tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp và giảm tỷ trọng chi cho các cơ quan quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể, phù hợp với xu thế phát triển. Điều này có thể giúp cho địa phương nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn lực, đào tạo nhân tài phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chi thường xuyên là khoản chi nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội trong quận huyện, duy trì và phát triển các sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ an ninh, chính trị và an toàn xã hội. Do vậy, chi thường xuyên phải đảm bảo đúng theo dự toán, trình tự, chặt chẽ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Nhu cầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH ở các huyện hiện nay luôn là vấn đề cấp bách. Vì vậy ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN huyện cũng cần chủ động dành một phần ngân sách để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn thì yêu cầu quản lý chi đầu tư phát triển càng phải được chú trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện NSNN huyện còn hạn hẹp cần đầu tư vào việc nâng cao dân trí, sức khỏe, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa và tái mở rộng nguồn thu ngân sách. Trong điều kiện mới chi đầu tư phát triển phái thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đấy quá trình phân công lại lao động theo hướng lao động trong nông nghiệp giảm dần lao động trong các ngành thủ công nghiệp, dịch vụ tăng lên…

ít nên tính toán đầu tư vào công trình, lĩnh vực nào trước để có hiệu quả hơn.

Các huyện không chỉ huyện Mường Khương cần có cơ chế giám sát công khai trong xây dựng cơ bản. Mọi dự án từ khâu tiền khả thi, đến thiết kế, thi công, quyết toán đều phải có sự giám sát công khai của mọi người dân, mọi ngành, mọi cấp có quan tâm và có lợi ích liên quan.

Tăng cường quản lý chi NSNN cấp huyện, giám sát giảm thiểu những khoản chi lãng phí, vô ích, thực hiện đúng dự toán chi được giao

Hàng năm điều hành quản lý chi NSNN theo đúng dự toán được giao; bám sát mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước. Đối với kinh phí để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước; thực hiện tốt chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị trên phải xây dựng và lập được kế hoạch, quy chế chi tiêu nội bộ, theo tháng, quý, năm được cơ quan thông qua và được cơ quan tài chính cấp huyện phê duyệt.

Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NSNN.

Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, việc mua sắm trang thiết vị và sửa chữa các thiết bị tài sản trong cơ quan hành chính phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị phải được cơ quan tài chính thẩm định về nhu cầu, giá cả theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường kiểm tra, giám sát với công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn; thẩm định chặt chẽ giá mua sắm tài sản và giá quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, giảm trừ các khoản chi sai chế độ hiện hành.

Xác định rõ trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng; tăng cường trách nhiệm của các chủ đầu tư trong chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh toán vốn đầu tư; phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư, xây dựng

Các cơ quan quản lý ngân sách thực hiện kết hợp với KBNN huyện phát huy tối đa chức năng kiểm soát chi NSNN huyện.

KBNN thực hiện chi trả căn cứ vào dự toán được giao, quyết toán chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của tài liệu, chứng từ cần thiết khác theo quy định của Nhà nước và có quyền từ chối chi nếu không đủ điều kiện.

Việc thanh toán các khoản vốn và kinh phí được thực hiện trên nguyên tắc trực tiếp từ KBNN huyện cho đơn vị được hưởng ngân sách. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp, KBNN huyện tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để đơn vị chủ động chi theo dự toán được duyệt, sau đó thanh toán lại với KBNN theo đúng quy định.

Người phụ trách công tác tài chính, kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ, ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật tài chính nói riêng, pháp luật nói chung.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải được cấp phát căn cứ dự toán ngân sách cấp huyện được giao, giá trị khối lượng công việc và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định gửi cơ quan cấp phát vốn. Cơ quan cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ và thực hiện thanh toán khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính huyện Mường Khương trong thời gian tới

Thực trạng cán bộ làm quản lý tài chính trên địa bàn huyện từ các đơn vị cấp huyện đến cán bộ cấp xã còn ít về số lượng và yếu về chất lượng.

Hầu hết đội ngũ cán bộ mới có trình độ từ trung cấp hoặc liên thông từ cao đẳng lên đại học, một số ít đơn vị có cán bộ sơ cấp. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác tài chính còn chưa được coi trọng (trong khi ngân sách xã phường theo Luật NSNN là một cấp ngân sách quốc gia), đánh giá đúng, chỉ mới xem đây là

công việc ghi chép nên trình độ thấp và không được chú trọng nâng cao trình độ cũng như thay mới để đáp ứng yêu cầu.

Chế độ quản lý tài chính ngân sách hiện nay luôn đổi mới và ngày càng được nâng cao; việc cập nhật kiến thức quản lý mới theo hướng tiếp cận phương pháp quản lý tiên tiến ngày càng cao, với trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện như hiện nay còn hạn chế chưa thể đáp ứng được tốt yêu cầu quản lý ngân sách của huyện (trong việc quản lý NSNN hiện nay thực hiện quản lý bằng TABMIS theo dự án Bộ Tài chính đã triển khai toàn quốc).

Nâng cao trách nhiệm, chất lượng đội ngũ công chức tài chính các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; xã, thị trấn, chú trọng việc đánh giá, bồi dưỡng và sắp xếp lại đội ngũ công chức tài chính xã đủ năng lực, trình độ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần được thực hiện ổn định trong một thời gian dài. Đặc biệt khuyến khích các địa phương thực hiện mở rộng nguồn thu tùy theo khả năng và đặc thù của địa phương mình phù hợp với các quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát lại toàn bộ các quy định về phân cấp quản lý kinh tế xã hội hiện hành nhằm xác định rõ các nhiệm vụ quản lý giữa các cấp chính quyền. Trên cơ sở đó xác định rõ ba nhóm phân cấp:

Nhóm các nhiệm vụ chi do cấp trên chi phối và đảm nhận 100%. Đó là những nhiệm vụ chi được phân cấp gắn liền với vai trò chủ đạo, chi phối và điều tiết của cấp ngân sách cấp trên.

Nhóm các nhiệm vụ chi cấp dưới thực hiện 100% gắn liền với sự chỉ đạo trực tiếp của cấp chính quyền địa phương cấp dưới. Đây là nhiệm vụ có tính chất địa phương rõ ràng, nên được phân cấp nguồn thu rõ ràng để đáp ứng nhu cầu chi này để được thực hiện tốt hơn.

Nhóm các nhiệm vụ chi do cả cấp trên và cấp dưới cùng phối hợp thực hiện ngân sách địa phương phải bố trí một phần ngân sách. Đây là nhóm chi có nhiều vấn đề mang tính chất phức tạp. Do vậy yêu cầu có chế tài rõ ràng nhằm khắc phục

tình trạng một đơn vị thuộc nhiệm vụ chi của nhiều cấp. Có thể dẫn đến chi trùng lắp hoặc đùn đẩy nhau ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Công khai ngân sách

Công khai ngân sách là nội dung trong tiến trình cải cách ngân sách nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý ngân sách một cách khách quan. Ngày 20/11/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế công khai tài chính đối với NSNN cấp đơn vị dự toán ngân sách, doanh nghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân. Và sau đó là Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN; các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN. Theo đó, trong phạm vị quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lý NSNN huyện có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện; các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện việc giám sát thực hiện quản lý, công khai ngân sách của các cơ quan, đơn vị trên phạm vi huyện. Đồng thời, có chế tài xử phạt nghiêm những trường hợp không thực hiện không đúng các đúng các quy định về công khai NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)