Nguyên nhân của những hạn chế trong Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

7. Kết cấu luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên

trên địa bàn huyện Mường Khương

3.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Khâu lập dự toán tuy đã có sự tiến bộ nhưng vẫn chưa thật sự bám sát thực tế tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm đến các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát. Việc giao kế hoạch vẫn còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị.

- Quản lý chi NSNN còn chưa sát, khả năng kiểm soát chi qua đơn vị KBNN còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi còn chưa đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thiếu khiếm khuyết. Việc thực hiện, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời.

- Việc thực hiện các quy định của Luật NSNN, các chế độ, chính sách, pháp lệnh kế toán thống kê vẫn còn nhiều sai lệch. Chất lượng công tác thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN của các cơ quan, đơn vị còn thấp.

- Vẫn còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước như các cơ quan Tài chính, KBNN, trong việc giám sát các khoản chi tiêu ngân sách. Thanh tra, kiểm tra với các khoản chi ngân sách chưa được thực hiện triệt để, sâu sát đến từng nội dung, khoản mục chi.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính và ngân sách huyện ở các cấp, ngành trên địa bàn chưa được tăng cường đúng mục đích về số lượng và chất lượng theo yêu cầu công việc, điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, giám sát kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về ngân sách huyện, năng lực và trách

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về nhiệm vụ chi ngân sách chưa thực sự đầy đủ, còn buông lỏng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát trong quản lý ngân sách nói chung, quản lý chi ngân sách nói riêng, nhất là ở các chủ tài khoản.

3.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, nhưng hệ thống pháp luật về quản lý NSNN vẫn còn chưa ổn định và thiếu đồng bộ. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN còn nhiều hạn chế; nó làm cho NSNN cấp huyện ở thế bị động. Tuy có sự ra đời của cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP. Cơ chế này được thực hiện khá thành công trong những năm đầu, nó đã tạo sự chủ động và khả năng tiên liệu về tài chính và trong 3 năm đầu đã được các cơ quan, đơn vị đón tiếp nhiệt tình, tuy nhiên các đơn vị được chủ động về tài chính chưa chủ động trong quản lý, tạo động cơ cho các đơn vị quan tâm đến lợi ích trước mắt mà tạm quên đi tính bền vững và lợi ích lâu dài. Đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cơ chế cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp đã chuyển giao phần nhiều các khoản thu cho ngân sách cấp trên, các khoản thu được điều tiết còn nhỏ. Điều này dẫn đến việc điều chuyển nguồn thu từ ngân sách cấp trên nhiều, dẫn đến chậm trễ trong quá trình thực chi.

Hệ thống các chỉ tiêu, định mức vẫn còn nhiều cứng nhắc và là kết quả từ nhiều năm trước do đó đã có nhiều lạc hậu không sát với thực tế tăng trưởng kinh tế và sự biến động của lạm phát như hiện nay. Chế độ công tác phí, chi hội nghị, định mức chi quản lý hành chính…là rất thấp so với thực tế sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Các quy định về hóa đơn, chứng từ, sổ sách ghi chép nhiều chi tiết cũng đã không theo kịp và phù hợp với hiện tại.

Hệ thống cơ sở vật chất của các cơ quan quản lý chi ngân sách như hệ thống máy vi tính..ở phòng Tài chính, UBND, HĐND cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng quản lý.

Từ thực trạng quản lý công tác chi NSNN huyện trong giai đoạn qua thì việc tìm giải pháp để tăng cường quản lý chi ngân sách huyện là vấn đề bức xúc đòi hỏi sự phối hợp, nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan chuyên môn.

những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền, huyện Mường Khương đã phấn đấu và đạt được nhiều kết quả trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất luôn được chú trọng, đời sống nhân dân có nhiều mặt được cải thiện, tình hình chính trị, an ninh trật tự và an toàn xã hội được ổn định.

Quản lý ngân sách được quan tâm, huyện đã có nhiều cố gắng tháo gỡ khó khăn, tạo thế chủ động trong quản lý điều hành, bám sát Luật ngân sách, tăng cường các biện pháp, hình thức quản lý chi phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác lập và giao dự toán, quản lý điều hành ngân sách, quyết toán ngân sách còn có một số hạn chế như đã nêu trên.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

Ở MƯỜNG KHƯƠNG, LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)