Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 47 - 49)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để có được dữ liệu sơ cấp về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành khảo sát các nội dung về quản lý chi thường xuyên, quản lý chi đầu tư phát triển và kiểm soát chi ngân sách qua KBNN huyện Mường Khương.

Mục đích điều tra

Đợt khảo sát, điều tra được tác giả tiến hành nhằm thu thập những ý kiến đánh giá của các cán bộ trong các cơ quan tham gia quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương, mang lại tính khách quan cho bài luận văn.

Đối tượng điều tra

Khương, làm việc tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, KBNN huyện, Sở Tài chính tỉnh Lào Cai

Cỡ mẫu điều tra

Tổng số cán bộ làm việc tại

- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện là 09 người - KBNN huyện là 12 người

- Sở Tài chính tỉnh Lào Cai là 64 người

Do đó, tác giả tiến hành khảo sát 100% số lượng cán bộ, có nghĩa rằng số phiếu khảo sát phát ra là 85 phiếu

Phạm vi điều tra

- Về thời gian: tác giả tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019

- Về không gian: phiếu điều tra, khảo sát sẽ được phát trên phạm vi huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

- Về nội dung: phiếu điều tra, khảo sát bao gồm những câu hỏi, những nhận định liên quan đến quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Cách thức tổ chức điều tra

Tác giả liên hệ với các cơ quan như Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, KBNN huyện, Sở Tài chính tỉnh Lào Cai để tiến hành phát phiếu điều tra các cán bộ làm việc tại các cơ quan này về hoạt động quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Nội dung phiếu điều tra

Tác giả thiết kế phiếu điều tra, khảo sát bao gồm 02 phần Phần 1: Thông tin cơ bản về người tham gia điều tra, khảo sát

Phần 2: Câu hỏi khảo sát về các nội dung của quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ

1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý

3 – Bình thường 4 – Đồng ý

5 – Hoàn toàn đồng ý

Tổng hợp điểm bình quân của các câu hỏi sẽ phản ánh ý kiến đánh giá về quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Bảng 2.1. Thang đo và các mức ý nghĩa

Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa

1 1,00 – 1,80 Hoàn toàn không đồng ý 2 1,81 – 2,60 Không đồng ý

3 2,61 – 3,40 Bình thường

4 3,41 – 4,20 Đồng ý

5 4,21 – 5,00 Hoàn toàn đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)