Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 56 - 64)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh

tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018

3.2.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Mường Khương là một huyện vùng sâu, vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai. Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, trụ sở làm việc, hệ thống trường trạm...đã được quan tâm đầu tư nhưng hiện nay do quá trình sử dụng đã dần xuống cấp; có những công trình nằm ở vùng đặc biệt khó khăn (nhu cầu đầu tư rất cần thiết) vẫn chưa được đầu tư. Do nằm cách xa trung tâm tỉnh, nguồn cung cấp các loại vật liệu, giao thông đi lại đặc biệt khó khăn dẫn đến suất đầu tư cho một công trình thường nhiều hơn 1,5 đến 2 lần so với các địa phương khác...

Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, đây là một mục tiêu quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình phát triển KTXH. Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm tỷ trọng cao, chiếm trung bình khoảng 18% trong tổng số chi ngân sách năm của huyện.

Quá trình chi ngân sách cho đầu tư phát triển của huyện được thực hiện trên cơ sở kế hoạch vốn và danh mục đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, công tác triển khai thực hiện đầu tư được thực hiện đúng trình tự quy định của Luật Xây dựng và văn bản quy phạm khác của các Chính phủ và Bộ ngành liên quan. Giai đoạn 2016 - 2018, thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của Huyện ủy, HĐND tập trung vào mục tiêu:

+ Tập trung đầu tư mở mới các tuyến giao thông liên xã phục vụ nhu cầu đi lại, thông thương hàng hóa kết hợp phục vụ an ninh quốc phòng, tạo thuận lợi cho công tác tuần tra biên giới như: Pha Long – Tả Ngải Chồ, Nậm Chảy – Mường Khương.

+ Xây dựng mới trụ sở làm việc của UBND các xã: Nậm Chảy, Nậm Lư

+ Xây dựng mới một số công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp như: hệ thống kênh Trạm bơm Nam Mường Khương...

+ Nâng cấp và duy tu bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nối liền từ UBND huyện đến trung tâm các xã, duy tu bảo dưỡng sửa chữa trụ sở làm việc của UBND huyện, trụ sở làm việc của UBND xã Cao Sơn, Lùng Vai.

+ Sửa chữa và nâng cấp hệ thống cầu treo đảm bảo an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Trên cơ sở kế hoạch của Huyện ủy, HĐND về việc đầu tư phát triển UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài chính trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện các bước đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch, lập dự án đầu tư, trình thẩm định phê duyệt, tổ chức giải ngân, kiểm tra kiểm soát giải ngân và lập hồ sơ trình thẩm định quyết toán dự án hoàn thành. Trong giai đoạn 2016 - 2018 công tác đầu tư phát triển cơ bản đảm bảo thực hiện và hoàn thành vượt kế hoạch, các công trình được đầu tư xây dựng mới, công trình duy tu bảo dưỡng sửa chữa hoàn thành đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, dự toán được phê duyệt, quá trình đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo hiệu quả đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.

3.2.2.2. Chi sự nghiệp kinh tế

Do nước ta vẫn là một nước đang phát triển nên chi ngân sách đầu tư sự nghiệp kinh tế đối với huyện Mường Khương nói riêng và các huyện khác nói chung vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong việc chi ngân sách, khoảng gần 9% ngân sách chi thường xuyên hàng năm. Đây cũng là khoản chi góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Chi sự nghiệp kinh tế bao gồm các khoản chi cho: ngành nông lâm nghiệp, thủy lợi; giao thông, địa chính và kiến thiết thị chính trụ sở làm việc của các ban ngành.

Chi cho phát triển ngành nông lâm nghiệp bao gồm chi các hạng mục đầu tư hỗ trợ về khuyến nông, khuyến lâm; chi kiểm tra các loại dịch bệnh; hỗ trợ nạo vét tu sửa kênh mương thủy lợi; lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chi quản lý bảo vệ rừng; duy tu bảo dưỡng các tuyến đường liên huyện, xã, thôn bản…

Giai đoạn 2016 - 2018, tổng chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế của huyện vào khoảng 136 tỷ đồng

Bảng 3.2. Chi NSNN cho sự nghiệp kinh tế trên địa bàn huyện Mường hương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018

Nội dung chi

2016 2017 2018 So sánh Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017

Chi sự nghiệp kinh

tế 45.571 100,00 44.212 100,00 46.226 100,00 - 2,98 4,56

Chi ngành nông

lâm, thủy lợi 19.002 41,70 16.929 38,29 27.534 59,56 - 10,91 62,64 Chi ngành giao

thông 21.119 46,34 20.969 47,43 18.692 40,44 - 0,71 - 10,86 Chi kiến thiết thị

chính - - - - - - - -

Chi sự nghiệp kinh

Qua bảng chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế từ 2016 - 2018 của huyện Mường Khương, chúng ta có thể nhận thấy chi ngân sách sự nghiệp giao thông của huyện chiếm tỷ trọng cao, năm 2016 chiếm 46,34%; năm 2017 là 47,43% và năm 2018 là 40,44% trong tổng chi cho sự nghiệp kinh tế. Thực tế hàng năm huyện phải chi nguồn ngân sách lớn cho việc sửa chữa, duy tu các tuyến giao thông từ huyện đến các xã, do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên cứ sau mỗi trận mưa thì cơ bản các tuyến giao thông đều bị sạt lở với khối lượng lớn, mặt đường bị sói mòn mạnh gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng lớn đến quá trình đi lại, lưu thông từ huyện đến các xã, thậm chí có những đoạn đường sạt lở phải sau từ 7 đến 10 ngày mới khắc phục được.

Ngoài chi cho sự nghiệp giao thông, tỷ trọng chi cho ngành nông lâm, thủy lợi cũng được quan tâm. Chi ngân sách cho sự nghiệp nông lâm, thủy lợi năm 2016 chiếm 41,70%; năm 2017 chiếm 38,29% và năm 2018 chiếm 59,56% trong tổng chi ngân sách cho sự nghiệp kinh tế. công tác chi sự nghiệm nông lâm, thủy lợi có vị trí khá quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần trong việc đưa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng, sản lượng ổn định đảm bảo ổn định an ninh lương thực cho địa phương.

Bên cạnh đó, huyện còn xây dựng đầu tư hỗ trợ các mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao mang thế mạnh của vùng, như: mô hình kinh tế chăn nuôi bò cái sinh sản, trồng cây hồi chưng cất tinh dầu từ lá, trồng dâu nuôi tằm, trồng cây trúc sào... Từ đó đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp của địa phương, tạo hướng làm ăn mới cho các hộ dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế của địa phương.

3.2.2.3. Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng mang tính then chốt và có ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước do đó sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Chi sự nghiệp giáo dục là một khoản chi thường xuyên có tính ổn định trong công

Hiện nay, định mức chi lương và ngoài lương cho giáo dục và đào tạo trong mức khung từ 70/30 đến 80/20. Thực tế ngân sách của huyện đã tập trung cố gắng bố trí các khoản chi ngoài lương cho công tác giáo dục, nhưng về cơ bản mức chi ngoài lương cho công tác giáo dục không bảo đảm được mức tối thiểu. Mặt khác, một số khoản chi được ghi vào chi thường xuyên ngoài lương đối với giáo dục lại liên quan trực tiếp đến con người như: chi cho công tác tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp, công tác tuyển sinh...

Bên cạnh đó, Chính sách của Nhà nước quan tâm đầu tư tăng mức lương cơ bản đối với người hưởng lương nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng để đáp ứng với nhu cầu hiện nay trên cơ sở mặt bằng giá cả thị trường và nhu cầu thực tế của con người. Từ năm 1994 đến nay Nhà nước đã điều chỉnh lương cơ bản nhiều lần, từ 120.000 đồng năm 1994 đến năm 2018 là 1.390.000 đồng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngoài ra các khoản phụ cấp khác cũng được điều chỉnh tăng cho phù hợp với mức lương cơ bản hiện hành theo từng năm.

Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục được huyện Mường Khương thực hiện tương đối tốt bảo đảm đúng chế độ, đúng mục đích.

- Quản lý chi cho hoạt động chuyên môn: Nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập, các hoạt động khác của ngành giáo dục - đào tạo nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh.

- Chi cho quản lý hành chính ngành giáo dục - đào tạo: Khoản chi này nhằm duy trì các hoạt động bình thường của bộ máy quản lý ngành giáo dục của huyện, các khoản chi này bao gồm: Chi tiền chè, nước tại cơ quan; chi trả tiền điện, nước phục vụ sinh hoạt tại văn phòng làm việc; chi trả các dịch vụ về thông tin liên lạc, chi phí giao dịch, tiếp khách; chi hội nghị sơ kết, tổng kết, khánh tiết hội trường, hội nghị...

- Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng của ngành giáo dục - đào tạo: Hàng năm do nhu cầu hoạt động, tuổi thọ của các loại công trình, tài sản dùng cho hoạt động hành chính, giảng dạy, học tập tại các nhà trường, các cơ quan hành chính ngành giáo dục đều xuống cấp. Do đó thường phát sinh nhu cầu về chi kinh phí để khắc phục, sửa chữa hoặc đầu tư xây dựng để phục hồi giá trị tài sản đã xuống cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng. Kinh phí sử dụng cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng được xác

định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm trên nguyên giá của tài sản cố định hiện tại của ngành giáo dục.

Bảng 3.3. Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018

STT Nội dung chi

2016 2017 2018 So sánh Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 I Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo 336.571 100,00 325.527 100,00 404.169 100,00 - 3,28 24,16 1 Chi sự nghiệp giáo dục. 332.497 98,79 321.331 98,71 401.380 99,31 - 3,36 24,91 2 Chi sự nghiệp đào tạo 4.074 1,21 4.196 1,29 2.789 0,69 2,99 - 33,53 3 Chi đào tạo

lại. 0 - 0 - 0 - - -

(Nguồn: Báo cáo tài chính huyện Mường Khương giai đoạn 2016 – 2018)

Qua hoạt động chi này, hàng năm cơ sở vật chất của các trường học đều được nâng cấp, sửa chữa, đầu tư mua sắm mới đảm bảo cho hoạt động dạy và học dần nâng cao chất lượng đào tạo học sinh ở các bậc học. Tuy nhiên vì là một huyện nghèo, biên giới, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn nên con số chi cho hoạt động này còn ở mức hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế. Do đó trên địa bàn còn tồn tại một vài điểm trường lẻ chưa được đầu tư nâng cấp, hoặc chưa được xây dựng mới đồng bộ.

Qua bảng số liệu dự toán chi và quyết toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Mường Khương cho thấy: Việc lập dự toán chi ngân sách còn mang tính máy móc, chưa phù hợp với tình hình thực tế sử dụng, bên cạnh đó do là một huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa nên được sự ưu tiên của Nhà nước

3.2.2.4. Chi sự nghiệp y tế

Công tác y tế luôn được Chính phủ quan tâm, đặc biệt là đối tượng người nghèo, không có việc làm ổn định, các đối tượng đang sinh sống ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ y tế công cộng. Huyện Mường Khương là một huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa, người dân chủ

việc hiểu biết và khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế rất ít (một phần do ở cách xa các cơ sở y tế). Với tình hình đó, hàng năm huyện phải chi một phần không nhỏ ngân sách cho công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác chi ngân sách cho việc khám chữa bệnh cho đối tượng hộ nghèo bao gồm các nội dung: chi phí tiền thuốc, chi phí tuyên truyền, chi phi khám tuyến đến từng thôn bản, mua mới và mua bổ sung một số trang thiết bị y tế cho các trạm y tế, trung tâm y tế huyện.

Bảng 3.4. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018

TT Nội dung chi

2016 2017 2018 So sánh Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Chi sự nghiệp y tế 32.195 100,00 43.821 100,00 45.366 100,00 36,11 3,53

1 Chi đầu tư máy

móc thiết bị 26.161 81,26 37.626 85,86 39.042 86,06 43,82 3,76 2 Chi chi phí khám chữa bệnh 3.984 12,37 4.118 9,40 4.207 9,27 3,36 2,16 3 Chi chi phí thuốc 2.050 6,37 2.077 4,74 2.117 4,67 1,32 1,93

(Nguồn: Báo cáo tài chính huyện Mường Khương giai đoạn 2016 – 2018)

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Mường Khương đã từng bước được cải thiện, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bình quân thu nhập đầu người năm sau cao hơn năm trước. Các cấp, ngành địa phương đã tích cực tổ chức thực hiện những chương trình phát triển KTXH miền núi, gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững. Thông qua các chương trình dự án phát triển kinh tế được áp dụng có hiệu quả rõ rệt, công tác hỗ trợ di giãn dân làm nhà ra biên giới, hỗ trợ sửa chữa làm nhà ở được quan tâm...

Bảng số liệu về chi NSNN cho sự nghiệp y tế đã cụ thể hóa các khoản chi như chi đầu tư máy móc thiết bị y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai ; các khoản chi phí khám chữa bệnh và chi phí thuốc. Các khoản chi này đều gia tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 với những mức tăng khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng khoản chi cho đầu tư máy móc thiết bị y tế là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi cho sự nghiệp y tế. Cụ thể, năm 2016, chi đầu tư máy móc thiết bị chiếm 81,26%, sang năm 2017 chiếm 85,86% và đến năm 2018 là 86,06%. Có thể thấy nền tảng cơ sở vật chất cho y tế trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai luôn là hạng mục thu hút sự quan tâm của lãnh đạo HĐND và UBND huyện.

3.2.2.5. Chi quản lý hành chính, Đảng đoàn thể

Bảng 3.5. Chi NSNN cho hoạt động hành chính, Đảng đoàn thể trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2018

STT Nội dung chi 2016 2017 2018 So sánh Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số liệu (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Chi hoạt động hành chính, Đảng đoàn thể 130.707 100,00 143.863 100,00 155.228 100,00 10,07 7,90 1 Chi quản lý Nhà nước 74.979 57,36 88.994 61,86 94.435 60,84 18,69 6,11 2 Chi hoạt động Đảng 53.373 40,83 52.705 36,64 55.207 35,57 - 1,25 4,75 3 Chi hoạt động các tổ chức xã hội 2.355 1,80 2.164 1,50 5.586 3,60 - 8,11 158,13

(Nguồn: Báo cáo tài chính huyện Mường Khương giai đoạn 2016 – 2018)

2016 – 2018 là do Chính phủ ban hành các Nghị định tăng mức lương tối thiểu qua các năm. Trong đó cơ bản là tăng mức chi của hoạt động quản lý hành chính như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)