Thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

5. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang,

tỉnh Tuyên Quang

Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhiều nước trên thế giới. Tại thành phố Tuyên Quang, Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực huyện đã thể hóa hơn các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức

năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật ngân sách Nhà nước và các khoản trợ cấp, thủ trưởng các cơ quan sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu, thành phố sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của thành phố Tuyên Quang Tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng để thành phố Tuyên Quang thực hiện việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN, cụ thể là:

- Thứ nhất, Phòng Tài chính phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây

dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật ngân sách Nhà nước và Các khoản trợ cấp. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hóa các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là tiết kiệm; trường hợp chi vượt hoặc chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là lãng phí. Đây chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện chi tiêu ngân sách.

- Thứ hai, đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau.

- Thứ ba, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của

cơ quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.

Đối với các dự án lớn, sử dụng nhiều vốn NSNN, sẽ thành lập Ban quản lý dự án; với những dự án có tính đặc thù về kỹ thuật, công nghệ (công nghệ thông tin, kiến trúc, xây dựng,...) sẽ có những yêu cầu về giám sát việc sử dụng vốn riêng. Công tác giám sát việc quản lý, sử dụng NSNN của các dự án này căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu, mức chi tiêu trước đó cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thứ tư, xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên phần

mềm máy tính 100% đơn vị sử dụng ngân sách cấp thành phố có hệ thống phần mềm kế toán.

- Thứ năm, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng

NSNN lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thành phố, các xã, phường để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra vai trò giám sát của HĐND thành phố, của người dân cũng được đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Để thực hiện được điều này, thành phố Tuyên Quang có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)