Đối với Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 117 - 119)

5. Cấu trúc của luận văn

4.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ

- Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu, quản lý chặt chẽ mọi khoản chi NSNN.

- Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN theo quy định hiện hành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Nhất là kiểm tra định kỳ đối với các công trình xây dựng để kịp thời có chính sách giải quyết những bất cập tồn đọng. Để nguồn NSNN được sử dụng chi tiêu có hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN.

- Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ để đồng bộ với việc đổi mới cơ cấu tài chính, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tài chính, nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ. Đồng thời đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ của Trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự cố gắng nỗ lực phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị trong quản lý NSNN.

- Nhanh chóng nâng cấp các công trình giao thông của thị xã như các tuyến đường Tỉnh lộ nối liên các đơn vị của thị xã.

- Kiên cố hoá hệ thống kênh, mương, đảm bảo cấp nước và tiêu nước theo mùa vụ. Nâng cao hệ số quay vòng của đất, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi.

- Thị xã cần tập trung hơn nữa để khai thác các thế mạnh vùng, quy hoạch diện tích trồng cây chuyên canh (rau an toàn) làng nghề truyền thống (làng nghề mì gạo…).

- Hỗ trợ phát triển nâng cấp các cơ sở trường lớp, y tế phục vụ dân sinh xã hội

- Đầu tư xây dựng một số cụm công nghiệp nhỏ phù hợp với địa phương liên quan đến khai thác khoáng sản và tuyển quặng, nhằm nâng cao giá trị tại chỗ của các loại tài nguyên thế mạnh của thị xã. Đầu tư hình thành các ngành công nghiệp chủ đạo chế biến nông lâm sản, hàng tiêu dùng thủ

công mỹ nghệ xuất khẩu, cơ khí phục vụ nông lâm ngư và dân sinh.

- Phổ biến các mô hình thâm canh và luân canh trong nông lâm nghiệp, đảm bảo phát huy hiệu quả thế mạnh của từng vùng.

- Chú trọng đến đầu tư và phát triển nguồn nhân lực của thị xã, có chính sách thu hút người có trình độ, năng lực cao để phục vụ địa phương.

- Tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc phát triển kinh tế của thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 117 - 119)