5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có được dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến quản lý NSNN và chính sách quản lý NSNN đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như của thị xã Phú Thọ có liên quan, các báo cáo, tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thị xã Phú Thọ, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch - UBND thị xã Phú Thọ và các cơ quan có liên quan khác.
Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục
trong Luận văn để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn theo bộ câu hỏi, tác giả tiến hành điều tra đối tượng là một số nhà quản lý, nhà nghiên cứu có liên quan. Các tiêu chí điều tra gồm có những vấn đề về chi ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Phụ lục 1: Dành cho Doanh nghiệp, chọn 50 mẫu; đối tượng trả lời Bảng hỏi là Giám đốc, Phó giám đốc đại diện các doanh nghiệp tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thời gian thu thập thông tin bằng Bảng hỏi: Tháng 11 và tháng 12 năm 2018.
Phụ lục 2: Phỏng vấn cán bộ thuế tại Chi cục thuế thị xã, đối tượng là công chức chi cục thuế, số lượng phỏng vấn: 1 trưởng phòng quản lý và 4 cán bộ nhân viên.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn thu thập thông tin thông qua bảng hỏi đối với các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng sử dụng NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ (chi tiết trong phụ lục). Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người được tham vấn, qua phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tác giả thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, những quan điểm có thể mâu thuẫn giữa những người được tham vấn, từ đó, sẽ có thêm nguồn thông tin để có thể giải thích được những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động quản lý NSNN tại thị xã Phú Thọ thời gian qua và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc trưng quản lý NSNN trên địa bàn thị xã.
Phương pháp chọn mẫu điều tra:
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ, cán bộ thuế của Chi cục thuế, cán bộ tại Phòng Kế hoạch và tài chính thị xã.
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống . Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo
một trật tự quy ước là có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc thu – chi NSNN, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều 1 đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.
Ví dụ: Dựa vào danh sách doanh nghiệp nộp thuế, phí vào NSNN tại thị xã, ta có danh sách theo thứ tự doanh nghiệp, bao gồm 300 doanh nghiệp. Ta muốn chọn ra một mẫu có 50 doanh nghiệp. Vậy khoảng cách chọn là : k= 300/50 = 6, có nghĩa là cứ cách 6 doanh nghiệp thì ta chọn một doanh nghiệp vào mẫu.
Căn cứ vào tình hình thực hiện thu – chi NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ hiện nay trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài tác giả xác định số phiếu phát ra: 60 phiếu. Chi tiết tại phụ lục.