Quan điểm hoàn thiện hoạt động quản lý NSNN của thị xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

5. Cấu trúc của luận văn

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện hoạt động quản lý NSNN của thị xã Phú Thọ

đến năm 2022

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện mục tiêu chiến lược của thị xã Phú Thọ đến năm 2022 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý NSNN, nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách: Triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách từ các hoạt động kinh doanh ngoài quốc doanh, dịch vụ, du lịch, sử dụng đất; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế, chống thất thu, truy thu thuế, giảm nợ đọng thuế. Điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, tập trung vốn đầu tư cho các công trình quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành sớm đưa vào sử dụng. (Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 [16].

Từ thực tiễn hoạt động quản lý NSNN của thị xã Phú Thọ và những yêu cầu đặt ra trên đây, tác giả đưa ra một số quan điểm khoa học về việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN, cụ thể là:

- Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn thị xã Phú Thọ phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ, Thành uỷ, UBND thị xã Phú Thọ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của thị xã trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Quan điểm này cần quán triệt theo hướng khai thác,

quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn thị xã mở rộng sản xuất kinh doanh. Cần động viên hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở thị xã hiện nay và sắp đến là thu làm sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển. Không phải nguồn thu trên địa bàn thị xã tăng lên bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là tăng cường quản lý thu ngân sách nhưng kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã vẫn phát triển đó mới là hiệu quả của quản lý thu NSNN.

- Thứ hai, động viên thu hút rộng rãi các nguồn vốn trong xã hội nhằm tăng đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng các dịch vụ công cộng. Từng bước nâng cao tỉ trọng thuế thu nhập, thuế tài sản trong cơ cấu hệ thống thuế. Nâng tỉ trọng thuế trực thu trong tổng NSNN, trong đó tăng tỉ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bằng cách mở rộng đối tượng nộp thuế. Để làm được nội dung trên, cần đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, mở rộng áp dụng cơ chế tự khai, tự tính và nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, triển khai các dịch vụ tư bản, hỗ trợ nộp thuế, hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN.

- Thứ ba, bố trí sử dụng ngân sách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện công khai minh bạch NSNN. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… từ đó huy động hiệu quả nguồn lực kinh tế - xã hội, góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách. Tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tăng mức chi cho giáo dục và

đào tạo, khoa học công nghệ trong tổng chi NSNN. Đảm bảo nguồn vốn cho các công trình trọng điểm và các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược, hỗ trợ đầu tư phát triển hợp lý cho các đơn vị gặp khó khăn.

Thứ tư, hoàn thiện công tác quản lý ngân sách phải đi liền với hoàn

thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)