5. Cấu trúc của luận văn
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý ngân sách nhà
nhà nước
Kiểm tra ngân sách là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý NSNN. Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng NSNN phải không ngừng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, góp phần kiểm nghiệm tính phù hợp của các văn bản pháp quy, của chế độ chính sách về quản lý NSNN, phát hiện những sơ hở, bất hợp lý của chế độ chính sách để kịp thời kiến nghị, bổ sung, sửa đổi.
Công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý NSNN trên địa bàn thị xã cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp xã, phường.
- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.
- Phải đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thanh tra, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.
- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.