Đối với các xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 128)

5. Cấu trúc của luận văn

4.3.3. Đối với các xã, phường

Cần nghiên cứu để ra những giải pháp phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, từng bước tự chủ trong thu chi ngân sách.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN cho thấy công tác này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế - xã hội, là một công cụ quan trọng giúp nhà nước thực hiện vai trò của mình. Và qua nghiên cứu thực tế nhận thấy việc nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ngân sách tại thị xã Phú Thọ là cần thiết vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa đưa quản lý ngân sách ngày một tốt hơn.

Hệ thống hóa và phân tích rõ một số lý luận khoa học về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ thông qua các nội dung: Khái niệm ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước địa phương, vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện và nội dung quản lý ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thị xã phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Luận văn đã hệ thống hóa các đề xuất, giải pháp trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng quản lý NSNN của thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017 nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN của thị xã Phú Thọ trong những năm tiếp theo như: hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện ngân sách nhà nước, đổi mới công tác tổ chức nâng cao chất lượng cán bộ,... nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân sách nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tài liệu nâng cao năng lực quản lý tài

chính công ở địa phương, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 314/2016/TT- BTC về việc hướng dẫn một số điều tại Nghị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ

quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước, ban hành ngày 28/11/2016.

3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 343/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện

công khai ngân sách các cấp, ban hành ngày 30/12/2016.

4. Bộ tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT- BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

luật ngân sách nhà nước, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

5. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 132/2017/TT - BTC hướng dẫn quy định

tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, ban hành ngày

15/12/2017.

6. Chính phủ (2016), Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày quy định chế độ

quản lý ngân quỹ nhà nước, ban hành ngày 05/04/2016

7. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2015, 2016, 2017.

8. HĐND thị xã Phú Thọ, Nghị quyết về việc dự toán và phân bổ ngân sách thị xã hàng năm (từ 2015 đến 2017).

9. Vũ Văn Hóa, Lê Văn Hưng (2010), Giáo trình Tài chính Công, Nhà xuất

bản Thống Kê, Hà Nội.

10. Kiểm toán nhà nước, Thông báo số 61/TB-KTNN về kết quả kiểm toán hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách năm 2016 của thành phố Việt Trì.

11. Nguyễn Công Nghiệp - Tào Hữu Phùng (1992), Đổi mới Ngân sách Nhà

nước, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, ban hành ngày 16/12/2005.

13. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, ban hành ngày 25/6/2015.

14. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số

11/2003/QH 11, ban hành ngày 26/11/2003.

15. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 29/2016/QH14 về phân bổ ngân sách

trung ương năm 2017, ban hành ngày 14/11/2016.

18. UBND Thị xã Phú Thọ (2015), Báo cáo số 284/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015. Phương hướng nhiệm vụ

năm 2016, ban hành ngày 9/12/2015.

19. UBND Thị xã Phú Thọ (2016), Báo cáo số 258/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. Phương hướng nhiệm vụ

năm 2017, ban hành ngày 14/12/2016.

20. UBND Thị xã Phú Thọ (2017), Báo cáo số 274/BC-UBND về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Phương hướng nhiệm vụ

năm 2018, ban hành ngày 11/12/2017.

21. UBND Thị xã Phú Thọ (2015), Báo cáo quyết toán ngân sách của Thị xã Phú Thọ năm 2015.

22. UBND Thị xã Phú Thọ (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách của Thị xã Phú Thọ năm 2016.

23. UBND Thị xã Phú Thọ (2017), Báo cáo quyết toán ngân sách của Thị xã Phú Thọ năm 2017.

24. UBND Thành phố Bắc Ninh (2017), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2017 của thành phố Bắc Ninh.

25. UBND Thành phố Tuyên Quang (2017), Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2017 của thành phố Tuyên Quang.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho doanh nghiệp

Số phiếu phát ra: 50 (Mỗi DN tác giả điều tra 01 phiếu) Số phiếu thu về: 50

Kính thưa quý vị!

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thu thuế tại thị xã Phú Thọ hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu thuế của thị xã Phú Thọ, tôi rất mong nhận được sự hợp tác của quý vị trong cuộc điều tra này. Kết quả điều tra hoàn toàn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và không có giá trị sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Nội dung điều tra:

1. Xin Anh (Chị) vui lòng điền giúp một số thông tin: - Tên doanh nghiệp:

- Địa chỉ:

- Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh: Xin tích (x) vào ô được Anh (Chị) lựa chọn.

Công nghiệp, chế tạo Xây dựng

Dịch vụ lưu trú và ăn uống Khai khoáng

Tài chính, ngân hàng Ngành khác

2. DN của Anh (Chị) thuộc loại hình DN nào dưới đây? Xin tích (x) vào ô được Anh (Chị) lựa chọn.

DNNN trung ương

DNNN địa phương DN có vốn đầu tư nước ngoài

DN ngoài quốc doanh

3. Xin Anh (Chị) cho biết số nộp NSNN hàng năm bình quân của doanh nghiệp mình (tỷ đồng) (giai đoạn 2015-2017). Xin tích (x) vào ô được Anh (Chị) lựa chọn. > 300 200< số tiền nộp NS ≤ 300 100< số tiền nộp NS≤ 200 10< số tiền nộp NS≤100 số tiền nộp NS=/< 10

4. Thủ tục hành chính từ khâu đăng ký kê khai đến khâu nộp thuế được Anh (Chị) đánh giá như thế nào? Xin hãy tích (x) vào ô trống được lựa chọn.

Đơn giản Bình thường Phức tạp Rất phức tạp

5. Doanh nghiệp có dự án được cấp tiền từ NSNN không:

Có Không

6. Doanh nghiệp gặp khó khăn gì trong quá trình tiếp cận vốn giải ngân và thực hiện đầu tư dựa vào ngân sách nhà nước:

………

………

………

………

……….

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1. Xin Anh (Chị) vui lòng điền giúp một số thông tin sau:

Theo yêu cầu của DN, tác giả xin phép không nêu tên và địa chỉ các DN được điều tra. Tổng hợp 50 phiếu thu về tác giả có được kết quả sau:

Công nghiệp,chế tạo 13

Xây dựng 15

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 5

Khai khoáng 1

Tài chính, ngân hàng 3

Ngành khác 13

2. DN của Anh (Chị) thuộc loại hình DN nào dưới đây? Xin tích (x) vào ô được Anh (Chị) lựa chọn.

Kết quả: Loại hình doanh nghiệp DNNN trung ương DNNN địa Phương DN có vốn đầu tư nước ngoài DN ngoài quốc doanh Số DN 5 5 8 32

3. Xin Anh (Chị) cho biết số nộp NSNN hàng năm bình quân của doanh nghiệp mình (tỷ đồng)? Kết quả: Số nộp NS trung bình hàng năm Từ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 đến 100 tỷ đồng Từ trên 100 đến 200 tỷ đồng Từ trên 200 đến 300 tỷ đồng Trên 300 tỷ đồng Số lượng DN 16 10 10 6 8

4. Thủ tục hành chính từ khâu đăng ký kê khai đến khâu nộp thuế được Anh (Chị) đánh giá như thế nào? Xin hãy tích (x) vào ô trống được lựa chọn. Kết quả:

Đơn giản Bình thường Phức tạp Rất phức tạp

Phụ lục 2: Phỏng vấn dành cho cán bộ thuế của Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ

Đối tượng phỏng vấn: Công chức Chi cục thuế thị xã Phú Thọ

Kính thưa Chị!

Nhằm đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế Chi cục thuế thị xã Phú Thọ trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh tra thuế trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Chị trong cuộc phỏng vấn này. Kết quả phỏng vấn hoàn toàn được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và không có giá trị sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Nội dung phỏng vấn:

1. Chị vui lòng cho biết kết quả thanh tra thuế đã đóng góp như thế nào vào thu NS của thị xã Phú Thọ (từ năm 2015 đến năm 2017)?

Trả lời:

Hàng năm, bộ phận Thanh tra thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra doanh nghiệp theo đúng quy định của Tổng cục Thuế. Với sự nỗ lực, quyết tâm cao, trong điều kiện số lượng CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế nhưng đã thu được kết quả khá tốt qua các năm:

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tiền đã nộp vào NS 9.400 12.015 153.255 Đề nghị giảm lỗ 15.203 23.120 34.165 Giảm khấu trừ 3.125 1.205 1.357

(Bảng số liệu này được tác giả tổng hợp từ câu trả lời của người được phòng vấn)

Là một công chức Nhà nước hưởng lương theo hệ số lương và mức lương cơ bản cào bằng tôi thấy không hài lòng với mức thu nhập nhận được từ công việc mình làm. Theo tôi Chính phủ lên có lộ trình chuyển đổi từ mô hình trả lương theo cào bằng như hiện nay sang hình thức trả lương theo vị trí việc làm, và cống hiến sức lao động vừa khuyến khích người lao động làm việc mà hiệu quả công việc lại cao ngoài ra còn giảm bớt hiện tượng hạch sách, nhũng nhiễu của một số công chức nhà nước, tao môi trường thủ tục hành chính để canh tranh trên thi trường quốc tế khi hội nhập sâu rộng. đòi hỏi đánh giá CBCC phải chính xác, khách quan, vô tư, đây là điều khó thực hiện nhưng vẫn phải xây dựng mục tiêu.

3. Theo Chị thu nhập của cán bộ, công chức thuế có ảnh hưởng tới chất lượng công việc không?

Trả lời:

Công chức thuế hiện nay được trả lương ngoài việc tính theo hệ số lương và mức lương cơ bản còn có phụ cấp ngành so với một số ngành khác cao hơn. Tuy nhiên mức lương nhận được vẫn phải tằn tiện trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mới đảm bảo cuộc sống trong gia đình. Tôi được biết có rất nhiều người phải tìm kiếm công việc làm thêm để đảm bảo cuộc sống, chưa có nhiều thời gian để nghiên cứu nâng cao trình độ, mức độ chuyên tâm, tập trung vào công việc giảm sút vì phải lo đảm bảo cuộc sống. Theo tôi không riêng gì công chức thuế mà tất cả các công chức nói chung thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công chưa đảm bảo cuộc sống do đó ảnh hưởng đến chất lượng công việc, nhất là các chị em phụ nữ ngoài công việc xã hội còn phải lo công việc gia đình và các công chức làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát minh sáng kiến cần có nhiều thời gian và công sức chuyên tâm để nghiên cứu.

4. Theo Chị để nâng cao chất lượng thanh tra thuế cần áp dụng các biện pháp gì?

Để nâng cao chất lượng thanh tra thuế theo tôi cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp tuy nhiên tập trung lại vẫn là yếu tố con người.

1. Công chức thanh tra thuế được tuyển dụng phải là những người am hiểu nghiệp vụ, hiểu biết các chính sách thuế và chế độ kế toán;

2. Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ các kỹ năng liên quan đến thanh tra thuế;

3. Thường xuyên rà soát kiểm tra trình độ cán bộ làm thanh tra để bộ phận công chức này có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết khác khi thực thi nhiệm vụ;

4. Việc lập kế hoạch thanh tra lựa chọn các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế cần phải lập một cách khách quan, đúng quy định;

5. Lựa chọn người đứng đầu bộ phận, đoàn thanh tra ngoài việc có kỹ năng, nghiệp vụ xử lý công việc còn phải có kỹ năng làm việc theo nhóm, biết quy tụ các thành viên, công tâm, biết phát huy sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 119 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)