Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước

Những năm gần đây hệ thống văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, chất lượng công tác lập dự toán ngày càng được nâng cao, đặc biệt là việc giao ổn định ngân sách từ 3 - 5 năm, ổn định tỷ lệ điều tiết, ổn định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo sự chủ động cho địa phương trong việc xác định nguồn lực, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo thẩm quyền.

Ở thị xã Phú Thọ, áp dụng phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước tổng hợp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên: Đây là phương pháp lập dự toán xuất phát từ kế hoạch ngân sách cấp trên giao và kế hoạch ngân sách cấp cơ sở, từ các đơn vị cơ sở sử dụng NSNN. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng xã, phường (sau đây gọi là đơn vị), các đơn vị này sẽ lập dự toán của đơn vị mình, sau đó từng đơn vị sẽ gửi dự toán của đơn vị mình về cơ quan có thẩm quyền (là phòng tài chính - kế hoạch thị xã). Căn cứ

vào dự toán ngân sách của các đơn vị và kế hoạch ngân sách trên giao, phòng tài chính - kế hoạch sẽ tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cụ thể các bước lập dự toán như sau:

Bước 1: Nhận kế hoạch lập dự toán của Trung ương, của tỉnh.

Bước 2: Phòng Tài chính gửi yêu cầu lập dự toán tới các đơn vị.

Bước 3: Các đơn vị gửi nhu cầu và dự toán thu - chi của mình về Phòng

tài chính - kế hoạch.

Bước 4: Phòng tài chính - kế hoạch thu thập, tổng hợp toàn bộ báo cáo

làm căn cứ phân bổ dự toán cho các đơn vị.

Bước 5: Phòng tài chính - kế hoạch phối hợp với phòng Tài nguyên và

Môi trường, cơ quan Thuế tổ chức phù hợp với dự toán cấp tỉnh giao cho.

Bước 6: Trình UBND thị xã, thông qua HĐND thị xã ban hành Nghị

quyết, quyết định giao dự toán đầu năm cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường.

Bước 7: Gửi quyết định giao dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi một

bộ cho cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế để phối hợp thực hiện kiểm soát thu - chi của các đơn vị.

Các bước lập dự toán NSNN của thị xã Phú Thọ có những ưu điểm nhất định: Ưu điểm chính của phương pháp này là dự toán ngân sách sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo ra được sự chủ động cho các cơ sở, không mang tính ban phát của cấp trên cho cấp dưới bởi nó xuất phát từ cơ sở đi lên.

Bên cạnh đó, hạn chế chính là dự toán nhiều khi xuất phát từ yêu cầu chính đáng của cơ sở nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể, mỗi địa phương sẽ có chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương sẽ cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng dự toán ngân sách không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên. Ngoài ra, trong khâu lập dự toán NSNN hàng năm vẫn

còn bộc lộ một số điểm bất cập ảnh hưởng tới chất lượng của dự toán như: - Thời gian trong quy trình lập dự toán địa phương hàng năm chưa hợp lý, còn dồn nén tạo ra nhiều áp lực cho các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương trong lập dự toán, dẫn đến quy trình lập dự toán đối với ngân sách Thị xã và ngân sách phường, xã không thực hiện theo quy định các bước (2 xuống, 1 lên) của Luật ngân sách, thực tế chỉ đạt hai bước là (1 lên, 1 xuống). Những bất cập về thời gian trình tự, thủ tục pháp lý như hiện nay dẫn đến các chỉ tiêu trong dự toán thu, chi ngân sách thiếu căn cứ khoa học, thiếu tính thực tiễn.

- Công tác lập dự toán của các đơn vị, các cấp ngân sách thiếu tính tích cực; dự toán thu thường là xây dựng thấp, dự toán chi thường là đưa ra nhu cầu quá cao, trong khi khả năng cân đối ngân sách của cấp trên còn rất khó khăn, do đó quá trình thảo luận giao kế hoạch ngân sách rất khó thống nhất, thường dẫn đến sự áp đặt số liệu của cơ quan quản lý Ngân sách cấp trên.

- Công tác lập dự toán Ngân sách ở cấp xã mới chỉ bước đầu thực hiện theo luật phần lớn đều do cấp thị xã làm thay, và chủ yếu mới tính toán được phần chi cho con người và một phần chi cho hoạt động không tính toán được phần chi cho phát triển, đầu tư, nuôi dưỡng nguồn thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)