Thực trạng quyết toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 78)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Thực trạng quyết toán ngân sách nhà nước

Trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành sửa đổi chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, chế độ kế toán ngân sách, hệ thống mục lục NSNN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán. Để thấy được thực trạng quyết toán NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ như thế nào trong 3 năm qua, tác giả Luận văn đi sâu phân tích bảng cân đối thu - chi dưới đây:

Bảng 3.9: Cân đối Thu - Chi NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: triệu đồng

TT Diễn giải

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển BQ/năm

(%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)

A TỔNG THU 363.214 100 425.800 100 473.786 100 114,21

I Thu NSNN trên địa bàn 106.854 29,42 131.660 30,92 169.556 35,79 125,97 II Thu bổ sung cân đối từ ngân

sách tỉnh 250.500 68,97 288.035 67,65 295.000 62,26 108.52

III Thu quản lý qua NSNN 5.860 1,61 6.105 1,43 9.230 1,95 125,50

B TỔNG CHI 363.214 100 425.800 100 473.786 100 114,21

I Chi cân đối ngân sách thị xã 325.723 89,68 380.760 89,42 415.918 87,79 113 II Chi để lại quản lý qua kho

bạc nhà nước 7.511 2,07 8.565 2,01 13.618 2,87 134,65

III Chi chuyển nguồn 29.980 8,25 36.475 8,57 44.250 9,34 121,49

C CÂN ĐỐI THU-CHI 0 100 0 100 0 100

I Kết dư ngân sách chuyển

(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn số liệu phòng Tài chính - Kế hoạch Thị xã Phú Thọ các năm 2015, 2016, 2017)

Bảng 3.10: Tình hình thực hiện kế hoạch thu - chi NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

KH TH % HT KH TH % HT KH TH % HT (tr.đ) (tr.đ) KH (tr.đ) (tr.đ) KH (tr.đ) (tr.đ) KH A TỔNG THU 271,081 363,214 133.99 304,188 425,800 139.98 335,162 473,786 141.36

I Thu NSNN trên địa

bàn 80,238 106,854 133.17 106,112 131,660 124.08 135,440 169,556 125.19 II Thu bổ sung cân đối

từ ngân sách tỉnh 185,361 250,500 135.14 192,131 288,035 149.92 190,541 295,000 154.82 III Thu quản lý qua

NSNN 5,482 5,860 106.90 5,945 6,105 102.69 9,181 9,230 100.53

B TỔNG CHI 217,066 363,214 167.33 233,704 425,800 182.20 282,045 473,786 167.98

I Chi cân đối ngân sách

thị xã 211,584 325,723 153.95 227,759 380,760 167.18 272,864 415,918 152.43 II Chi để lại quản lý qua

kho bạc nhà nước 5,482 7,511 137.01 5,945 8,565 144.07 9,181 13,618 148.33

III Chi chuyển nguồn 29,980 36,475 44,250

I Kết dư ngân sách

chuyển sang năm sau 0 0 0

Từ bảng cân đối trên ta thấy:

+ Thu, chi đều hoàn thành và vượt kế hoạch.

+ % hoàn thành kế hoạch chi cao hơn rất nhiều so với % hoàn thành kế hoạch thu.

+ Nguyên nhân là do: UBND thị xã Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo sát sao, thường xuyên quan tâm tới công tác quản lý NSNN trên địa bàn, cùng sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan chuyên môn của thị xã như: Chi cục thuế, phòng TC-KH, phòng tài nguyên môi trường, công an thị xã, đội quản lý thị trường, UBND các xã, phường.... Chủ động tích cực khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu điều hành các nhiệm vụ chi hiệu quả.

Tổ chức chi ngân sách nhà nước: Giai đoạn này bao gồm các khâu: Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách: Sau khi được Uỷ ban nhân dân thị xã Phú Thọ giao dự toán ngân sách, các đơn vị xã, phường tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách sử dụng ngân sách.

Tuy vậy, trong công tác kế toán còn mang tính thống kê, tổng hợp thu - chi theo chứng từ kho bạc, việc áp dụng chương trình quản lý ngân sách bằng công nghệ thông tin chưa được hoàn thiện, khó khăn cho việc khai thác cung cấp số liệu phục vụ cho công tác báo cáo, quyết toán NSNN giữa các cơ quan: Tài chính, Kho bạc và cơ quan Thuế. Nguyên nhân là các chỉ tiêu trong biểu mẫu yêu cầu báo cáo giữa các cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc không đồng nhất dẫn đến khó thực hiện và khai thác thông tin.

Bên cạnh đó, địa phương chưa khắc phục được sự khác biệt giữa số liệu quyết toán Ngân sách thực tế chi tại đơn vị của cơ quan Tà i chính trong năm và số thực rút tại Kho bạc, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản báo cáo quyết toán chi NSNN. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán của các đơn vị dự toán nhìn chung còn chậm nhiều so với quy định, đặc biệt là đối với các đơn vị dự toán cấp I, đơn vị quản lý kinh phí theo ngành như y tế, giáo dục, các đơn vị dự toán chưa thực hiện được chế độ báo cáo kế toán tháng gửi về cơ

quan tài chính.

Ngoài ra, công tác kiểm tra kế toán chưa được thực hiện thường xuyên, tổ chức xét duyệt quyết toán và ra thông báo duyệt quyết toán còn chậm, do đó còn tình trạng tổng hợp vào quyết toán NSNN tại cấp xã, phường trên cơ sở số liệu báo cáo của Kho bạc, chưa quyết toán NSNN theo số thực quyết toán của các đơn vị dự toán, điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của quyết toán NSNN. Theo quy định hiện hành báo cáo quyết toán NSNN của các đơn vị dự toán các cấp và báo cáo quyết toán Ngân sách của các cấp chính quyền trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, phải được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán. Đây là một việc khó thực hiện, vì hiện tại lực lượng kiểm toán nhà nước còn mỏng chưa kiểm toán với tất cả các đơn vị, các cấp Ngân sách cùng một lúc, do đó việc phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND các cấp vẫn phải trên cơ sở kiểm tra của HĐND và giải trình của UBND và cơ quan Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)