5. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với thị xã Phú Thọ
- Để bảo đảm triển khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, địa phương cần ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực trong khu vực nhà nước (NSNN, vốn, tài sản, lao động...), nguồn lực của các doanh nghiệp cũng như các nguồn tài nguyên làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách, từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; đồng thời thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Việc ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trường, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cần được coi là xương sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí.
- Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức, chế độ tiết kiệm, phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giúp cho các nhà lãnh đạo thị xã Phú Thọ trả lời được câu hỏi “Làm thế nào để quản lý có hiệu quả ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thị xã”, đồng thời để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Thực trạng quản lý ngân sách thị xã Phú Thọ đang diễn ra như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý ngân sách tại thị xã Phú Thọ? - Cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới?
Việc đặt ra các câu hỏi nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu Luận văn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có được dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến quản lý NSNN và chính sách quản lý NSNN đã được công bố như: Đề tài nghiên cứu, giáo trình, sách tham khảo, các bài tạp chí khoa học chuyên ngành, các bài viết mang tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật của nhà nước cũng như của thị xã Phú Thọ có liên quan, các báo cáo, tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê thị xã Phú Thọ, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch - UBND thị xã Phú Thọ và các cơ quan có liên quan khác.
Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục
trong Luận văn để thuận tiện cho việc mã hóa các dữ liệu này.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu phỏng vấn theo bộ câu hỏi, tác giả tiến hành điều tra đối tượng là một số nhà quản lý, nhà nghiên cứu có liên quan. Các tiêu chí điều tra gồm có những vấn đề về chi ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Phụ lục 1: Dành cho Doanh nghiệp, chọn 50 mẫu; đối tượng trả lời Bảng hỏi là Giám đốc, Phó giám đốc đại diện các doanh nghiệp tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thời gian thu thập thông tin bằng Bảng hỏi: Tháng 11 và tháng 12 năm 2018.
Phụ lục 2: Phỏng vấn cán bộ thuế tại Chi cục thuế thị xã, đối tượng là công chức chi cục thuế, số lượng phỏng vấn: 1 trưởng phòng quản lý và 4 cán bộ nhân viên.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn thu thập thông tin thông qua bảng hỏi đối với các chuyên gia và ý kiến của các đối tượng sử dụng NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ (chi tiết trong phụ lục). Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của người được tham vấn, qua phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tác giả thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, những quan điểm có thể mâu thuẫn giữa những người được tham vấn, từ đó, sẽ có thêm nguồn thông tin để có thể giải thích được những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động quản lý NSNN tại thị xã Phú Thọ thời gian qua và đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc trưng quản lý NSNN trên địa bàn thị xã.
Phương pháp chọn mẫu điều tra:
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Phú Thọ, cán bộ thuế của Chi cục thuế, cán bộ tại Phòng Kế hoạch và tài chính thị xã.
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống . Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo
một trật tự quy ước là có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc thu – chi NSNN, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều 1 đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.
Ví dụ: Dựa vào danh sách doanh nghiệp nộp thuế, phí vào NSNN tại thị xã, ta có danh sách theo thứ tự doanh nghiệp, bao gồm 300 doanh nghiệp. Ta muốn chọn ra một mẫu có 50 doanh nghiệp. Vậy khoảng cách chọn là : k= 300/50 = 6, có nghĩa là cứ cách 6 doanh nghiệp thì ta chọn một doanh nghiệp vào mẫu.
Căn cứ vào tình hình thực hiện thu – chi NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ hiện nay trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài tác giả xác định số phiếu phát ra: 60 phiếu. Chi tiết tại phụ lục.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả tổng hợp các nội dung trả lời phỏng vấn theo câu hỏi và sử dụng phầm mềm Excel để thực hiện việc mã hóa các loại dữ liệu trên.
Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích dữ liệu.
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, tương đối được sử dụng để xác định sự biến động của ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ trong một thời gian và không gian nhất định. Tác giả sử dụng phương pháp này phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã.
Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để đánh giá. Trên cơ sở đó, người làm nghiên cứu đánh giá mặt tích cực, mặt hạn chế, hiệu quả hay không để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.
So sánh gồm so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối. So sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng. So sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở, thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, để nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu về kết quả thu chi ngân sách nhà nước
+ Số nguồn thu ngân sách nhà nước; số lượng và cơ cấu các nguồn thu NSNN hàng năm theo địa bàn, theo lĩnh vực, theo khoản thu
+ Số dự toán thu NSNN: Bao gồm nhiều khoản thu của NSNN phản ánh việc lập dự toán đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu của địa phương.
+ Số quyết toán thu NSNN: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán NSNN.
+ Số khoản chi ngân sách nhà nước; số lượng và cơ cấu các khoản chi hàng năm theo khoản mục chi, theo lĩnh vực, theo địa bàn.
+ Số dự toán chi NSNN: Bao gồm nhiều khoản chi của NSNN phản ánh việc lập dự toán đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu của địa phương.
+ Số quyết toán chi NSNN: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán NSNN.
2.3.2. Các chỉ tiêu về quản lý ngân sách nhà nước
Công tác lập dự toán NSNN có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN. Để làm tốt công tác lập dự toán UBND thị xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu – chi NSNN. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số:
- % thực hiện thu (chi) so với dự toán: Phản ánh mức độ hoàn thành kế hoạch thu, chi NSNN và kết quả thực hiện thu/chi NSNN so với dự toán.
Chỉ tiêu được tính = Số thực hiện thu (chi) NSNN / Số dự toán thu (chi) NSNN DT x 100%
Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán thu – chi NSNN
b. Kết quả chấp hành NSNN
Số quyết toán thu – chi NSNN thể hiện kết quả của việc quản lý thu – chi trên địa bàn
- % tăng thu (chi) NSNN giữa các năm: phản ánh mức độ tăng thu (chi) NSNN giữa các năm.
Chỉ tiêu được tính = Số thu (chi) NSNN năm nay/Số thu (chi) NSNN năm trước x 100%.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của chi ngân sách trong một số lĩnh vực, một số hoạt động như: hiệu quả vốn đầu tư bằng nguồn NSNN, năng suất lao động trong các dự án đầu tư bằng NSNN, hiệu quả xã hội, môi trường từ các khoản chi ngân sách cho phát triển kinh tế, xã hội, con người, môi trường…
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Phú Thọ
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Phú Thọ
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thị xã đã có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt trên 7%/năm, các lĩnh vực xã hội được quan tâm; kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư, diện mạo đô thị có nhiều đổi mới, thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế... phía Tây - Tây Bắc; là một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là đô thị trung gian kết nối khu vực miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội.
Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du, cách thành phố Việt Trì 25 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 80 km, cách cảng Hải Phòng 190 km, cách thủ đô Hà Nội 100 km, về phía Tây Bắc và cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 200 km, cách thị xã Tuyên Quang 55 km, thị xã Yên Bái 50 km ở toạ độ 21024’ vĩ độ bắc và 105014’ kinh độ đông. Phía Bắc của thị xã giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh, Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao, Phía Tây giáp huyện Thanh Ba, Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Với vị trí trung tâm hình học của tỉnh Phú Thọ, thị xã có những lợi thế giao lưu với các vùng lân cận. Xung quanh thị xã Phú Thọ đã hình thành các nhà máy, các khu công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp quốc phòng, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp các trường công nhân kỹ thuật quân đội, các kho tàng quốc gia tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã phát triển.
đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Trên địa bàn thị xã Phú Thọ có quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và đường Hồ Chí Minh đi qua, ngoài ra thị xã còn có nhà ga đường sắt, bến xe ô tô,... cho phép thị xã giao lưu thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đường sắt, đường bộ thì tuyến du lịch đường thuỷ cũng có thể mở ra nhiều triển vọng, bởi thị xã Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế.
Thị xã Phú Thọ đang đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội toàn diện, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Chất lượng sống đô thị và nông thôn nâng cao, từ đây thu hút được lượng lớn lực lượng lao động về làm việc và sinh sống. Theo số liệu thống kê năm 2014, số người trong độ tuổi lao động là 43.161 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 68,1%, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 39%.
Dịch vụ - Thương mại trên địa bàn thị xã tiếp tục duy trì phát triển; thị trường hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và các khu vực lân cận; lĩnh vực vận tải được quan tâm; lĩnh vực bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển; các dịch vụ: Ngân hàng, khám chữa bệnh, điện, nước... vẫn duy trì và phát triển đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Thị xã đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; kịp thời giải quyết những vướng mắc về giải phóng mặt bằng các dự án đang thực hiện, để thu hút, mời gọi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp. Khai thác có