Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế-xã hội đến hoạt động quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế-xã hội đến hoạt động quản

lý ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ

3.1.2.1. Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Phú Thọ

- Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao và phát triển theo hướng toàn diện, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại; nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, hiệu quả, sản xuất hàng hóa được nâng cao; thương mại dịch vụ phát triển mạnh; quy hoạch và đầu tư phát triển được đẩy mạnh, bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ nét.

- Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng cao toàn diện: Giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường. Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có sự chuyển biến tích cực; công tác dân số, gia đình, trẻ em được duy trì. Hoạt động văn hóa thông tin - thể dục thể thao tiếp tục phát triển khá tốt. Giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

3.1.2.2. Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN

- Do kinh tế phát triển do đó có điều kiện cải thiện nguồn thu ngân sách - Dân trí cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thuế đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên thuận lợi trong thu ngân sách.

- Nhận được sự quan tâm của Trung ương, Tỉnh đầu tư ngân sách, nhất là trong đầu tư phát triển các lĩnh vực đô thị, môi trường, văn hóa xã hội.

- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực quản lý ngân sách luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và hoàn thiện tăng dần qua các năm cả về số lượng, chất lượng.

3.1.2.3. Những khó khăn đối với với công tác quản lý NSNN

doanh nhỏ lẻ, việc kinh doanh buôn bán của các hộ nhỏ lẻ chưa ổn định, nề nếp. Một số hộ buôn bán chưa tự giác, cộng tác với cơ quan thuế trong việc kê khai kinh doanh đưa vào sổ bộ thuế dẫn đến tình trạng còn thất thu thuế, nhất là ở các làng nghề.

- Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh. Tình trạng cho thuê đất của nhà nước diễn ra trên địa bàn lớn; việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ở một số dự án không hiệu quả, đất đai bị bỏ trống, nhà ở xây dựng không có người ở gây lãng phí tiền của , thất thu NSNN.

- Do yêu cầu phát triển nhanh, mạnh theo hướng văn minh, hiện đại đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi vốn NSNN trên địa bàn còn có hạn.

- Do trình độ của một số cán bộ làm công tác quản lý ngân sách còn hạn chế nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm kế toán của một số kế toán các xã nhiều tuổi đời công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 55)