Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Kết cấu luận văn

2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đạt hiệu quả thì sự cần thiết là phải quản lý tốt các công trình thủy lợi an toàn, chủ động trữ nguồn nước, nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, để tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời nuôi trồng thủy sản tại các hồ Núi Cốc nâng cao thu nhập người lao động; điều hòa khí hậu, tạo môi trường và cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch trọng điểm hồ Núi Cốc, góp phần mục tiêu vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sự nghiệp đổi mới của đất nước.

* Chỉ tiêu cụ thể:

- Chỉ tiêu đánh giá công tác ban hành các văn bản

+ Số lượng văn bản quản lý được ban hành.

+ Số liệu diện tích cấp bù miễn thu thủy lợi phí giai đoạn 2016-2018. + Kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí giai đoạn 2016 - 2018

- Chỉ tiêu phản ánh quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi

+ Số lượng Km kênh cấp I, II, III. + Số lượng công trình thủy lợi.

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng công trình giảm sau khi đã kiên có hóa. + Nạo vét kênh mương.

+ Số Km kênh mương được cứng hóa.

+ Mức tăng năng suất cây trồng do cải tạo, nâng cấp, duy tu công trình thủy lợi mang lại.

- Chỉ tiêu phản ánh quản lý khai thác công trình thủy lợi

+ Số diện tích được tưới tiêu.

+ Năng suất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản + Quản lý tốt các công trình thủy lợi

- Thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi

+ Số kinh phí đầu tư cho xây dựng, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi. + Số đợt thanh kiểm tra đối với các vi phạm pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Thanh tra đối với các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp kênh cấp I, II và các trạm bơm, hồ đập lớn do Công ty quản lý.

- Chỉ tiêu công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

+ Số đợt tuyên truyền pháp luật về quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.

+ Số lần tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý khai thác công trình thủy lợi.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC

THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

“Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Dân số hiện nay là hơn 1 triệu người, chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.

3.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.

- Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai. - Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công.

Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9o) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2o) là 13,7o. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Thủy văn

Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài

ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Cơ cấu đất đai

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.

Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)

Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của

chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Tỉnh Thái Nguyên gồm có 9 huyện thành, thị trong tỉnh, đó là 2 Thành phố: Thành Phố Thái Nguyên; thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Với 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Dân cư và phân bố dân cư:

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Dân cư phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/ km2, cao nhất là Thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/ km.2.

3.1.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên:

3.1.2.1. Thuận lợi

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.

Thái Nguyên có lợi thế là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè

lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…

Thái Nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản như: Than đá, có trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (lớn thứ 2 trong cả nước sau khu mỏ than Quảng Ninh); Quặng sắt có trữ lượng khoảng trên 50 triệu tấn; Vonfram với trữ lượng khoảng 21 triệu tấn.... đây là những lợi thế để nhà đầu tư có thể đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản và sản xuất các loại vật liệu xây dựng.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước

Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi.

Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các địa phương và cửa khẩu Quốc tế, đường hàng không cách sân bay Nội Bài 50 km, thời gian di chuyển khoảng 45 phút, hệ thống đường bộ với Quốc lộ 3 mới Hà Nội- Thái Nguyên, với chiều dài 62 km, đến trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1 giờ; Quốc lộ 37 kết nối Bắc Giang- Thái Nguyên- Tuyên Quang; Quốc lộ 1B kết nối Thái Nguyên- Lạng Sơn; đường Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội kết nối đường Quốc lộ 37- Quốc lộ 3 mới- Cao tốc Hà Nội Lào Cai; Hệ thống đường sắt kết nối Thái Nguyên- Hà Nội- Hải Phòng- Lào Cai- Lạng Sơn và đường sắt Bắc Nam; đường sông có cảng Đa Phúc kết nối với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng. Cách cửa khẩu biên giới Trung Quốc và cảng Hải Phòng 200 km, có kết nối giao thông thuận lợi.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ

học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh. Vườn quốc gia Tam Đảo rộng 34.995ha. Đông Tam Đảo thuộc địa phận tỉnh Thái Nguyên có diện tích khoảng trên 5.000ha, có tiềm năng du lịch kết hợp nghỉ dưỡng là điểm nhấn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan.

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái NguyênKhu Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.

Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.

Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan”. ( Nguồn Giới thiệu chung về tỉnh Thái Nguyên ngày 28/2/2018 và trang cổng điện tử Thái Nguyên, tiềm năng và lợi thế 26/7/2018).

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

“Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành

sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...

Năm 2009 kinh tế cả nước phải chịu những tác động từ những bất ổn và suy thoái của kinh tế thế giới, đặc biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)