Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1. Nhân tố khách quan

- Khí hậu, thời tiết.

Do biến đổi khí hậu thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, chứa nhiều tiềm ẩn bất thường , đó là mưa thường xảy ra mưa dồn dập với cường độ và tần suất cao, mùa mưa mưa nhiều nhưng lại kết thúc sớm; mùa khô thì hạn hán, nắng nóng kéo dài, không tạo được nguồn sinh thủy, làm ảnh hưởng

đến công tác giữ an toàn công trình, công tác trữ nước và điều tiết tại các hồ chứa, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và khai thác công trình thủy lợi.

- Ban hành văn bản. Trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết về một số chính sách khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đạt được kết quả đó là:

- Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL- UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 là văn bản quan trọng trong lĩnh vực thủy lợi hiện nay. Ngoài những quy định chung như các văn bản quy phạm pháp luật khác, Pháp lệnh quy định áp dụng đối với những công trình thủy lợi đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Có thể nói, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh rất hẹp, những nội dung rất quan trọng như quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch; đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình, hệ thống công trình thủy lợi; công trình cấp nước sạch nông thôn; quản lý môi trường nước công trình thủy lợi; vận hành công trình; tổ chức quản lý; thủy lợi phí, v.v… là những nội dung rất quan trọng nhưng chưa được đề cập. Mặt khác, một số nội dung đã được quy định trong Pháp lệnh nhưng chưa thực hiện được hoặc chồng chéo với văn bản pháp luật liên quan.

- Hệ thống văn bản còn chồng chéo,cồng kềnh nhưng chưa đầy đủ vừa thừa vừa thiếu. Các nghiên cứu tổng thể cho thấy, liên quan đến lĩnh vực thủy lợi đã có đến hàng chục văn bản pháp luật và pháp quy. Hệ thống các văn bản trong lĩnh vực này khá cồng kềnh, có thể gây chồng chéo và khó khăn nhất định khi áp dụng. Ví dụ, riêng trong lĩnh vực thủy lợi, nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh ở các phạm vi và mức độ khác nhau như Pháp lệnh phòng chống lụt, bão hiện hành điều chỉnh một số nội dung liên quan đến tác hại do nước gây ra nhưng cũng chưa đầy đủ, Pháp lệnh không đề cập đến hạn hán…; Luật Đê điều điều chỉnh những nội dung liên quan đến công trình đê điều, một loại công trình thủy lợi đặc thù với nhiệm vụ ngăn nước lũ của sông hoặc

ngăn nước biển; Luật Tài nguyên nước cũng quy định về phòng chống các tác hại do nước gây ra và quy định một số nội dung liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, đê điều; một số văn bản pháp luật hiện hành khác cũng đề cập những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực thủy lợi. Tuy nhiên, chưa có một văn bản pháp luật điều chỉnh toàn diện những nội dung liên quan đến các nhiệm vụ phát triển thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)