Triển vọng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 65)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Triển vọng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:

“Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể như sau:

a) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5% - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5%/năm.

b) GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

c) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 - 39%, nông nghiệp chiếm 16-17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 - 47%, 39 - 40%, 13 - 14% vào năm 2015; đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.

d) Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16% năm.

đ) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm.

e) Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08% - 0,1%/năm.

g) Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.

h) Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

i) Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7% vào năm 2010 và trên 0,8% vào năm 2020.

k) Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trước năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trước năm 2010.

l) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020. m) Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020. n) Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn.

o) Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 - 16%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 18%/năm”. (Nguồn công báo tỉnh Thái Nguyên, ngày 14/3/2010, giới thiệu chung về Thái Nguyên tại mục 5 triển vọng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020).

Tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 1.300 công trình thủy lợi, trong đó có hơn 250 hồ chứa nước lớn, nhỏ. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, khai thác 82 công trình; UBND các huyện, thành, thị quản lý gần 1.200 công trình và giao cho UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý. Các công trình thủy lợi đều nằm ở vùng sâu, xa, vùng cao của tỉnh; phân bố ở 9 huyện, thành, thị trong tỉnh, nhiều công trình thủy lợi chưa có đường bê tông vào nhà quản lý, một số hệ thống kênh mương là kênh đất, nên việc dẫn nước đến đồng ruộng đều bị thất thoát nước rất nhiều đã làm cho việc quản lý khai thác kém chất lượng.

Trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, với những biến đổi khó lường của khí hậu đó là thời tiết cực đoan tiềm ẩn bất thường: Mưa lũ nhiều hơn dồn dập hơn với cường độ và tần suất cao, mùa mưa mưa nhiều nhưng lại kết thúc sớm; nắng nóng kéo dài và gay gắt trên diện rộng gây hạn hán làm ảnh hưởng rất lớn đến công giữ an toàn công trình, công tác trữ và điều tiết, dẫn nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Các công trình thủy lợi thuộc công ty quản lý nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh vùng trung du phía bắc. Khu vực có mức tăng trưởng kinh tế khá cao, việc giao lưu kinh tế ngày càng phát triển. Với khoảng 65%

dân số làm nghề nông nên công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.

Với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển thủy lợi, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã được Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn và tỉnh Thái Nguyên quan tâm đầu tư nhiều công trình và hệ thống công trình thủy lợi, các công trình thủy lợi đến nay đã cơ bản đảm bảo tưới, tiêu cho trên 60.000 ha/năm trong điều kiện diễn biến thời tiết bình thường, vẫn còn một số diện tích tưới, tiêu chưa được chủ động, các công trình đã được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã xuống cấp chưa phát huy được hết năng lực công trình.

Hơn thế nữa, trong những năm trở lại đây hệ thống công trình thủy lợi Thái Nguyên nói riêng cũng như công tác thủy lợi nói chung đang đứng trước nhiều khó khăn trong quá trình quản lý bảo vệ vận hành khai thác.

Trước sự biến đổi khí hậu diễn ra nhanh trong như hiện nay, thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan và chứa nhiều tiềm ẩn bất thường: Mưa lũ nhiều hơn dồn dập hơn với cường độ và tần suất cao, mùa mưa mưa nhiều nhưng lại kết thúc sớm; nắng nóng kéo dài và gay gắt trên diện rộng gây hạn hán làm ảnh hưởng rất lớn đến công giữ an toàn công trình, công tác trữ và điều tiết, dẫn nước cho các ngành kinh tế.

Nhận thức người dân trong việc quản lý công trình và hành lang công trình chưa cao, vẫn còn tư tưởng bao cấp về quản lý và tu sửa công trình ở cơ sở nên gặp nhiều khó khăn đó là: Kênh mương trải dài qua địa hình phức tạp, qua địa bàn dân cư, đô thị nên thường xuyên là nơi xả nước thải, rác sinh hoạt làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và tắc cống điều tiết, gây tràn kênh bất cứ lúc nào, đây là một khó khăn lớn trong quá trình quản lý, bảo vệ và vận hành khai thác an toàn hiệu quả công trình thủy lợi trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tỉnh; quá trình đô thị hóa tăng nhanh, dân số tăng, nhiều khu, cụm công nghiệp mới được xây dựng; nhiều tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ được đầu tư xây dựng. Sử dụng diện tích đất nông nghiệp, công trình thủy lợi làm thay đổi diện tích nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa giảm, việc phát triển đô thị hóa nông thôn tiến dần đến diện tích đất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp. Do vậy, làm phá vỡ quy hoạch thủy lợi, khó khăn cho quá trình tưới, tiêu cho diện tích đất nông nghiệp và dân sinh; trong khi đó mức tiêu cho khu đô thị và công nghiệp cần phải cao hơn cho phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều.

Chính vì vậy, đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp và hiệu quả nhất với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là nhiệm vụ rất cần thiết và đặt lên hàng đầu, để phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 65)