Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên

“Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành

sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...

Năm 2009 kinh tế cả nước phải chịu những tác động từ những bất ổn và suy thoái của kinh tế thế giới, đặc biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế; tuy nhiên kinh tế Thái Nguyên với đặc điểm là phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với cả nước. Bên cạnh đó, bằng những chính sách mạnh mẽ, kịp thời, phù hợp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 trên địa bàn đã dần phục hồi trong quý II và phát triển ổn định trở lại trong quý III và quý IV/2009, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22%

dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47 triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn 0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch;

Nhóm chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ suất sinh thô trên địa bàn năm 2009 đạt 14,62%0, giảm 0,2%0 so với năm 2008, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.

- Tạo việc làm mới cho 16.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 1.500 người, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh.

- Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2009 là 13,99%, giảm 3,75% so với năm 2008, vượt mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là giảm 2,5%).

- Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 19,3%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây (2007, 2008, 2009) mặc dù còn gặp nhiều

khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể”. (Nguồn công báo tỉnh Thái Nguyên, ngày 14/3/2010, giới thiệu chung về Thái Nguyên tại mục 4 thực trạng phát triển kinh tế xã hội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)