5. Kết cấu luận văn
3.4.2. Nhân tố chủ quan
3.4.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý công trình.
Nguồn nhân lực quản lý công trình đã đáp ứng yêu cầu, Tuy nhiên do đặc thù công việc cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi thường làm việc ngoài trời, công tác quản lý rộng 2 đến 3 Km đối kênh mương, hoặc phải trực quản lý công trình thủy lợi 24/24, nên chất lượng quản lý công trình hạn chế .
Vì vậy đào tạo phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ hết sức quan trọng để quản lý tốt công trình thủy lợi hiện có, nâng cao năng lực tưới tiêu phục vụ sản xuất dân sinh, kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
3.4.2.2. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình
+ Nguồn tài chính của các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chủ yếu từ thuỷ lợi phí, tuy nhiên mức thu từ nguồn thu này chưa đáp ứng được các chi phí đầy đủ, hợp lý của tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chưa phản ánh hết chi phí, đặc thù hoạt động của dịch vụ thuỷ lợi.
Một số chế độ, chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn mang nặng tính bao cấp. Cơ chế tài chính chưa đồng bộ, nhất là khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, việc cấp và sử dụng thủy lợi phí còn nhiều bất cập.
+ Trang thiết bị, máy móc trong quản lý khai thác công trình thủy lợi là việc đầu tư chiều sâu cho công tác quản lý khai thác theo hướng hiện đại hóa, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng tin học trong quản lý còn chưa đổi mới để kịp với xu thế của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.4.2.3. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong quản lý khai thác công trình thủy lợi
Phối hợp là tổ chức hoạt động do hai hoặc nhiều cơ quan, tổ chức. Trong những năm qua công ty đã phối hợp với các ngành, địa phương để tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, Công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý công trình thủy lợi là nhằm thực hiện đúng các quy định, quy hoạch, kế hoạch đã đề ra trong việc quản lý và vận hành công trình thủy lợi. Sự phối hợp ở đây có thể là phối hợp cấp trên với cấp dưới, giữa cơ quan thẩm quyền riêng với cơ quan thẩm quyền chung, giữa cơ quan quản lý với đơn vị chuyên ngành. Tuy nhiên công tác này đã được phối hợp thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao.
3.4.2.4. Nhận thức của người dân đối với việc quản lý khai thác công trình thủy lợi
Những năm qua, việc hoàn thiện nhiều hệ thống công trình thủy lợi đã góp phần quan trọng vào khả năng điều tiết nguồn nước, phòng chống thiên tai và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả nước. Đặc biệt là trong mùa mưa bão, vấn đề tiêu thoát nước luôn là vấn đề được các địa phương quan tâm để tránh tình trạng ngập úng. Đa phần người dân đều có nhận thức đúng đắn về quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi. Tuy nhiên nhận thức người dân trong việc quản lý công trình và hành lang công trình chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi ngày càng diễn ra nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng.