Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 92)

5. Kết cấu luận văn

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Ban hành văn bản.

Ban hành văn bản các thông tư hướng dẫn sau luật, Nghị định còn chậm.

3.5.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý công trình.

Một số người lao động đã được đào tạo chuyên môn nhưng còn hạn chế kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

3.5.1.3. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình

Hàng năm, nguồn kinh phí đầu tư cho thủy lợi còn hạn chế, không theo kịp với quy hoạch được duyệt.

3.5.1.4. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương đã thự c hiện tốt , tuy nhiên một số các đơn vị chưa phối hợp trong quá trình quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3.5.1.5. Nhận thức của người dân đối với việc quản lý khai thác công trình thủy lợi

Do sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân nên những vi phạm hệ thống các công trình thủy lợi còn xảy ra như tình trạng đổ rác thải, súc vật chết làm ách tắc dòng chảy lớn.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN 4.1. Định hướng công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

4.1.1. Củng cố hệ thống công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới

Với hệ thống thủy lợi có công trình đầu mối và hệ thống kênh chính do công ty quản lý, cần tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi, bằng cách đầu tư và kêu gọi đầu tư thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Xây dựng nguồn nhân lực có đủ năng lực và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, từng bước đổi mới công tác quản lý, điều hành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Phát huy mọi nguồn lực, Quản lý vận hành khai thác công trình an toàn, chủ động tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác trên địa bàn.

Phối hợp với các ngành, các địa phương để quản lý tốt các công trình thủy lợi, Tham mưu công tác quản lý, bảo vệ khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi.

4.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi và nhận thức của người dân thủy lợi và nhận thức của người dân

Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên xác định nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất trong giai đoạn tới. Một trong những giải pháp cơ bản là tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý khai thác công

trình thủy lợi, đó là quản lý vận hành hồ đập, trạm bơm và các tổ đội thủy nông cơ sở. Đây là công tác quan trọng nhằm nâng cao trình độ quản lý vận hành, điều tiết toàn bộ hệ thống công trình do tổ chức thủy nông quản lý. Từ đó mới đảm bảo sự quản lý hệ thống có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững của tổ chức công trình thủy lợi.

Thực hiện giao khoán chi phí quản lý vận hành dựa trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, để tiết kiệm xăng, dầu, điện, nước, ngày công và chi phí quản lý. Tăng cường thực hiện cơ chế khoán trong công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi. Đảm bảo, không xảy ra tình trạng phục vụ tưới, tiêu, cấp nước kém hơn trước khi thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí.

4.2. Giải pháp công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

4.2.1. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định miễn giảm thủy lợi phí đổi nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đây là cơ hội của ngành thuỷ lợi để tạo bước đột phá trong việc đổi mới hoạt động ở các tổ chức quản lý thuỷ lợi. Triệt để Công tác đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý để tạo được sân chơi bình đẳng giữa các đơn vị quản lý.

Sau khi Luật Thủy lợi có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai thực hiện cụ thể với đặc thù của tỉnh Thái Nguyên.

Làm rõ các cơ sở pháp lý, hoạt động theo sự điều chỉnh của cơ sở pháp lý nào, cơ quan nào quản lý, xây dựng điều lệ mẫu cho tổ chức hợp tác dùng nước. Đặc biệt là quy định rõ quy mô, phạm vi công trình nào thì giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý để đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng các công trình phải có chủ quản lý thực sự, tiến tới tư nhân hóa, đa dạng hóa trong công tác quản lý.

Phối hợp với địa phương lập phương án sử dụng đất trong phạm vi quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở giải tỏa lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành khai thác công trình.

Tiếp tục xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung nội dung quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường.

Cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ, nhân viên quản lý và điều hành công trình: chính sách thu nhập, biên chế ...và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo đúng chủ chương pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi của Chính phủ đã đề ra. Đặc biệt đề cao và khen thưởng cho những cá nhân cũng như tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có như vậy thì công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi mới đạt hiệu quả cao.

Có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực cho số cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đổi mới cơ chế chính sách chi trả lương và các chế độ cho người lao động, để từ đó tạo động lực cho người lao động năng động sáng tạo trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ quản lý hai thác công trình thủy lợi đề ra.

Ban hành Quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể với các nội dung như sau:

+ Nguyên tắc xác định quy mô cống đầu kênh.

Cống đầu kênh được xác định theo diện tích tưới, tiêu hưởng lợi mà cống đó phụ trách, được quy định như sau:

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50 ha.

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha. Nếu kênh tưới, kênh tiêu và kênh tưới, tiêu kết hợp nào chưa có cống đầu kênh thì ranh giới để phân cấp quản lý khai thác, bảo vệ tạm thời xác định khi chưa xây cống như sau;

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50ha.

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha. - Đối với vùng có trạm bơm: gồm các trạm bơm tưới, tiêu và tưới, tiêu kết hợp trên địa bàn hiện tại do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý thì vẫn tiếp tục quản lý. Phạm vi quản lý là:

- Với trạm bơm tưới: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng.

- Với trạm bơm tưới, tiêu kết hợp gồm cụm công trình đầu mối, hệ thống kênh và công trình trên kênh từ cụm công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Với trạm bơm tiêu: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Hệ thống kênh và công trình trên kênh từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng trên địa bàn xã (kể cả vùng có trạm bơm của công ty và vùng tiêu tự chảy).

+ Xây dựng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác theo định hướng Luật Thủy lợi và Nghị định 96/2018/NĐ-CP, cụ thể tôi đề xuất hướng dẫn xây dựng như sau:

- Rà soát đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ các công trình thủy lợi của công ty quản lý;

- Củng cố sơ sở hạ tầng cơ sở công trình thủy lợi theo hướng hiện đại bao gồm: Tập trung đầu tư hoàn thiện các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại; đề xuất cải tạo, nâng cấp hồ Gò Miếu, trạm khai thác thủy lợi Đại Từ, trạm bơm Trại Cài, trạm khai thác thủy lợi Đồng Hỷ; xây dựng mới, nâng cấp hồ Nà Mạt, trạm khai thác thủy lợi Phú Lương và hồ Lê Lợi, trạm khai thác thủy lợi Định Hóa.

- Quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch: Xây dựng mới các đầu mối trạm bơm nâng năng lực hệ thống như trạm bơm Việt Cường thuộc trạm khai thác thủy lợi Đồng Hỷ…

- Đối với các tuyến trục tưới chính tiến hành nạo vét, cải tạo đảm bảo yêu cầu tiêu về công trình đầu mối, triển khai cứng hóa, hoàn chỉnh các tuyến kênh chính, kênh nhánh. Tập trung huy động các nguồn vốn khác nhau thực hiện đề án khi được phê duyệt.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình.

Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh và UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh phát hiện và xử lý kiên quyết những trường hợp lấn chiếm hành lang thủy lợi và hành vi xả nước thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lý ra kênh mương thủy lợi.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi và tăng cường hợp tác quốc tế: ứng dụng các tiến bộ khoa học trong công tác điều hành hệ thống, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; phối hợp với địa phương, đơn vị trong việc dự báo, cảnh báo sớm về hạn, lũ nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đảm bảo an toàn cho công trình, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công trình thủy lợi: hoàn thiện các quy định theo hướng dẫn của Nhà nước về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi; tổ chức phân cấp công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và công tác thông tin, truyền thông: rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực thủy lợi; tổ chức các lớp chuyên ngành quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thực hiện tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi

* Quản lý khai thác

Bảo đảm cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ nền sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trên toàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng tiến tiến, hiện đại bền vững và hiệu quả kinh tế.

Mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ thủy lợi từ cây lúa sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tốt như: cây chè, cây ăn quả, rau, hoa, cây dược liệu… áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tưới cho nông nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng kế hoạch và khai thác đa dạng hóa các nguồn lực từ mặt nước và nguồn nước để phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Cần sớm hoàn thiện kế hoạch chiến lược phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch dài hạn. Nắm vững kế hoạch đầu tư xây dựng của tỉnh trong lĩnh vực quản lý của ngành. Tích cực đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác quản lý thủy lợi. Hiện nay, khoa học công nghệ thông tin có nhiều phần mềm chuyên dụng có nhiều tiện ích trong công tác lập và quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh Quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi.

Giải pháp đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Tiếp tục áp dụng Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 v/v quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT56) và Thông tư số: 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT65) trên địa bàn tỉnh.

Trong nội dung Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định rõ các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dựa trên Công tác đặt hàng

mà nhà nước đóng vai trò là đơn vị đặt hàng các tổ chức, quản lý khai thác đóng vai trò đơn vị nhận đặt hàng.

“Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: là việc cơ quan đặt hàng lựa chọn và chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi nhằm cung cấp dịch vụ tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất, dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá, thời gian... theo quy định.

Cơ quan đặt hàng: là các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao, uỷ quyền là cơ quan đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý. Đơn vị nhận đặt hàng: là các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi”. (Nguồn Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT, ngày 01/10/2010 của Bộ NN - PTNT).

“Theo cơ chế đặt hàng: Theo phương thức này, bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng theo các thoả thuận đã ký trong hợp đồng. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng của các bên bao gồm: quản lý về khối lượng, chất lượng, tiến độ của công việc; quản lý giá hợp đồng; quản lý về an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) theo qui định nhằm đạt được mục đích của hợp đồng đã ký kết”. (Nguồn Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT, ngày 01/10/2010 của Bộ NN - PTNT).

4.2.3. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

Kinh phí là nguồn tài chính rất quan trọng góp phần duy trì bộ máy quản lý, điều hành, bảo vệ khai thác công trình thuỷ lợi, cũng như đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình thuỷ lợi.

Kiên cố hóa kênh mương là biện pháp thay thế kênh đất bằng kênh xây đúc có tính chống thấm nước mặt cắt ngang dạng hình chữ nhật. Biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 92)