Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 quy định miễn giảm thủy lợi phí đổi nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đây là cơ hội của ngành thuỷ lợi để tạo bước đột phá trong việc đổi mới hoạt động ở các tổ chức quản lý thuỷ lợi. Triệt để Công tác đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý để tạo được sân chơi bình đẳng giữa các đơn vị quản lý.

Sau khi Luật Thủy lợi có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai thực hiện cụ thể với đặc thù của tỉnh Thái Nguyên.

Làm rõ các cơ sở pháp lý, hoạt động theo sự điều chỉnh của cơ sở pháp lý nào, cơ quan nào quản lý, xây dựng điều lệ mẫu cho tổ chức hợp tác dùng nước. Đặc biệt là quy định rõ quy mô, phạm vi công trình nào thì giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý để đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng các công trình phải có chủ quản lý thực sự, tiến tới tư nhân hóa, đa dạng hóa trong công tác quản lý.

Phối hợp với địa phương lập phương án sử dụng đất trong phạm vi quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở giải tỏa lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành khai thác công trình.

Tiếp tục xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung nội dung quản lý khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường.

Cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ, nhân viên quản lý và điều hành công trình: chính sách thu nhập, biên chế ...và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo đúng chủ chương pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi của Chính phủ đã đề ra. Đặc biệt đề cao và khen thưởng cho những cá nhân cũng như tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có như vậy thì công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi mới đạt hiệu quả cao.

Có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực cho số cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi. Đổi mới cơ chế chính sách chi trả lương và các chế độ cho người lao động, để từ đó tạo động lực cho người lao động năng động sáng tạo trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ quản lý hai thác công trình thủy lợi đề ra.

Ban hành Quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể với các nội dung như sau:

+ Nguyên tắc xác định quy mô cống đầu kênh.

Cống đầu kênh được xác định theo diện tích tưới, tiêu hưởng lợi mà cống đó phụ trách, được quy định như sau:

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50 ha.

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha. Nếu kênh tưới, kênh tiêu và kênh tưới, tiêu kết hợp nào chưa có cống đầu kênh thì ranh giới để phân cấp quản lý khai thác, bảo vệ tạm thời xác định khi chưa xây cống như sau;

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50ha.

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha. - Đối với vùng có trạm bơm: gồm các trạm bơm tưới, tiêu và tưới, tiêu kết hợp trên địa bàn hiện tại do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý thì vẫn tiếp tục quản lý. Phạm vi quản lý là:

- Với trạm bơm tưới: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng.

- Với trạm bơm tưới, tiêu kết hợp gồm cụm công trình đầu mối, hệ thống kênh và công trình trên kênh từ cụm công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Với trạm bơm tiêu: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Hệ thống kênh và công trình trên kênh từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng trên địa bàn xã (kể cả vùng có trạm bơm của công ty và vùng tiêu tự chảy).

+ Xây dựng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác theo định hướng Luật Thủy lợi và Nghị định 96/2018/NĐ-CP, cụ thể tôi đề xuất hướng dẫn xây dựng như sau:

- Rà soát đánh giá điều chỉnh nhiệm vụ các công trình thủy lợi của công ty quản lý;

- Củng cố sơ sở hạ tầng cơ sở công trình thủy lợi theo hướng hiện đại bao gồm: Tập trung đầu tư hoàn thiện các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại; đề xuất cải tạo, nâng cấp hồ Gò Miếu, trạm khai thác thủy lợi Đại Từ, trạm bơm Trại Cài, trạm khai thác thủy lợi Đồng Hỷ; xây dựng mới, nâng cấp hồ Nà Mạt, trạm khai thác thủy lợi Phú Lương và hồ Lê Lợi, trạm khai thác thủy lợi Định Hóa.

- Quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch: Xây dựng mới các đầu mối trạm bơm nâng năng lực hệ thống như trạm bơm Việt Cường thuộc trạm khai thác thủy lợi Đồng Hỷ…

- Đối với các tuyến trục tưới chính tiến hành nạo vét, cải tạo đảm bảo yêu cầu tiêu về công trình đầu mối, triển khai cứng hóa, hoàn chỉnh các tuyến kênh chính, kênh nhánh. Tập trung huy động các nguồn vốn khác nhau thực hiện đề án khi được phê duyệt.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình.

Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh và UBND các huyện, thành, thị trong tỉnh phát hiện và xử lý kiên quyết những trường hợp lấn chiếm hành lang thủy lợi và hành vi xả nước thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lý ra kênh mương thủy lợi.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi và tăng cường hợp tác quốc tế: ứng dụng các tiến bộ khoa học trong công tác điều hành hệ thống, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; phối hợp với địa phương, đơn vị trong việc dự báo, cảnh báo sớm về hạn, lũ nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, đảm bảo an toàn cho công trình, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công trình thủy lợi: hoàn thiện các quy định theo hướng dẫn của Nhà nước về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi; tổ chức phân cấp công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và công tác thông tin, truyền thông: rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực thủy lợi; tổ chức các lớp chuyên ngành quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thực hiện tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước trong lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)