Đánh giá công tác ban hành các văn bản quản lý khai thác công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 76)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Đánh giá công tác ban hành các văn bản quản lý khai thác công

3 XN thủy sản Núi Cốc 7 6 13 3

4 Trạm khai thác thủy lợi Đồng Hỷ 10 2 7 7 5 Trạm khai thác thủy lợi Võ Nhai 7 1 8 5 6 Trạm khai thác thủy lợi Phú Lương 6 1 4 7

7 Trạm khai thác thủy lợi Định Hóa 5 13 2 1

8 Trạm khai thác thủy lợi Đại Từ 10 7 9 1

9 Trạm khai thác thủy lợi Phú Bình 6 1 10 11 10 Trạm khai thác thủy lợi Phổ Yên 20 3 8 17

11 Cụm khai thác thủy lợi Bình Sơn 2 1 3

Cộng 9 161 15 85 109 15

Nguồn Tổng hợp danh sách người lao động đến tháng 12 năm 2018 của Công ty TNHH MTV KTCTTL Thái Nguyên

3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên

3.3.1. Đánh giá công tác ban hành các văn bản quản lý khai thác công trình thủy lợi thủy lợi

a. Đối với các văn bản chung về quản lý khai thác công trình thủy lợi

Về việc ban hành các văn bản pháp pháp luật liên quan đến công tác thuỷ lợi cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, kể từ ngày thành lập nước đến nay, chưa có một văn bản Luật nào quy định toàn diện các nội

dung của công tác thuỷ lợi, bao gồm từ khâu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Bên cạnh đó, nội hàm công tác thuỷ lợi cũng đã được hiểu và phân chia thành một số lĩnh vực khác nhau, thể hiện tính chất, mức độ quan trọng của từng nội dung công việc, dẫn đến việc ban hành chính sách đã được thể hiện ở nhiều luật khác nhau, trong đó có việc ban hành riêng một Luật chỉ quy định một hoặc một số nội dung của công tác thuỷ lợi, hoặc có những nội dung, mà chủ yếu là nội dung công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng thuỷ lợi lại được ban hành và áp dụng ở nhiều luật khác nhau, do các cơ quan khác nhau chủ trì soạn thảo (Luật Tài nguyên nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu).

Hàng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên triển khai thực hiện công tác quản lý công trình an toàn và phòng chống lụt bão, cung cấp tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và nhu cầu của các tổ chức dùng nước khác trên địa bàn.

Bảng 3.2: Các văn bản pháp luật về thuỷ lợi

TT Số, Năm

ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung

1 Luật số:

08/2017/QH14 Quốc hội Luật Thủy lợi

2 Nghị định

67/2018/NĐ-CP Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

3 Nghị định

62/2018/NĐ-CP Chính phủ

Quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

4 Nghị định

77/2018/NĐ-CP Chính phủ

Quy định về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

5 Nghị định

96/2018/NĐ-CP Chính phủ

Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

TT Số, Năm ban hành

Cơ quan

ban hành Nội dung

6 Thông tư 05/2018/TT- BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và PTNT

Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

7 Quyết định

1050a/QĐ-BTC

Bộ Tài chính

Quy định về giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018-2020

8 2635/QĐ- UBND, ngày 31/10/2010 UBND tỉnh Thái Nguyên

Quyết định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 9 14/2013/QĐ- UBND UBND tỉnh Thái Nguyên

Quyết định về việc ban hành Quy định mức thu thuỷ lợi phí và tiền nước từ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Đến năm 2017, Quốc Hội mới thông qua Luật Thủy lợi - Luật số: 08/2017/QH14 ngày 16/9/2017 thay thế cho Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10.

Việc ban hành Luật Thủy lợi quy định quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế; tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.

Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi Nội dung của các văn bản

pháp luật về thủy lợi

Ý kiến đánh giá Cán bộ (n=104) Tỷ lệ (%) Hộ dân (n=150) Tỷ lệ (%)

1. Về nội dung các văn bản

- Nội dung rõ ràng, dễ hiểu 62 59,61 90 60

Nội dung của các văn bản pháp luật về thủy lợi

Ý kiến đánh giá Cán bộ (n=104) Tỷ lệ (%) Hộ dân (n=150) Tỷ lệ (%) - Khó hiểu, khó thực thi 12 11,53 15 10

2. Về sự chồng chéo của các văn bản

30 28,84 40 26,66

3. Về thời điểm ban hành -

- Kịp thời 77 74,03 70,00

- Chưa kịp thời 27 25,96 30,00

4. Thủ tục ban hành -

- Đúng theo quy định 104 100 150 100

- Chưa đúng quy định 0 - 0 -

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Hộp 3.1: Ý kiến đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi.

“Từ trước đến nay, chưa có một văn bản quy định chung về lĩnh vực thủy lợi, việc áp dụng phải dựa trên nhiều văn bản. Cho đến 1/7/2018, Luật thủy lợi mới bắt đầu có hiệu lực; tuy nhiên khi Luật thủy lợi có hiệu lực thì đây lại là thời điểm không có văn bản hướng dẫn chi tiết của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung Ương.”

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên khai thủy lợi Thái Nguyên)

b. Chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 05/7/2013 về việc quy định mức thu thuỷ lợi phí và tiền nước từ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.4: Mức thu thủy lợi phí với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quyết định số 1050a/2018/QĐ-BTC,

ngày 30/6/2018 của Bộ Tài chính

STT Vùng và biện pháp công trình Mức thu (1.000 đồng/ha/vụ) 1 Vùng miền núi - Tưới tiêu bằng động lực 1.811 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.267 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.539 2 Vùng trung du - Tưới tiêu bằng động lực 1.433 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.003 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.218

(Nguồn: Quyết định số 1050a /QĐ-BTC của Bộ tài chính)

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ thì thu bằng 45% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức thu thủy lợi phí được tính tăng thêm 20% so với mức phí tại Biểu trên.

Bảng 3.5: Biểu diện tích tưới công ty được cấp bù, miễn thu thủy lợi phí giai đoạn 2016-2018

TT

Loại hình đất sản xuất nông

nghiệp

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh %

Diện tích (ha) Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) Diện tích (ha) Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) Diện tích (ha) Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) 2017/2016 2018/2017 BQ 1 Vụ Chiêm: Bao gồm Lúa + màu + cây

công nghiệp

16.623,04 18.706,72 17.208,65 19.706,72 17.145,18 19.647,11 102,68 99,69 101,19

2

Vụ Mùa: Bao gồm Lúa + màu + cây

công nghiệp

20.850,30 22.982,20 21.079,22 24.339,76 21.078,54 24.347,39 105.9 100 102,95

3

Vụ Đông Bao gồm Lúa + màu + cây

công nghiệp

23.750,23 10.423,77 24.097,01 10.933,62 24.466,63 10.925,66 104,89 99.92 102,40

Tổng 61.223,57 52.112,69 62.784,88 54.980,11 62.690,35 54.920,17 104,49 99,87 101,77

Hộp 3.2: Ý kiến đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi.

“Chính sách cấp bù miễn thu thủy lợi phí đã góp phần giúp người dân giảm được chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định cống đầu kênh đối với nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi là rất khó khăn, có hệ thống khó có thể xác định được trong thực tế. Thông tư số 65/2009/TT- BNNPTNT đã quy định việc xác định cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước, tuy vậy việc triển khai cụ thể ở các địa phương còn nhiều vướng mắc. Quy định mức trần của thuỷ nông nội đồng có nơi cũng khó áp dụng được do công trình thuỷ lợi nhỏ, công trình chỉ gồm đầu mối, kênh cấp 1 và tưới trực tiếp cho ruộng, do tổ chức của người dân trực tiếp quản lý, vận hành.”

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên)

“ Đến 01/7/2018, Luật Thủy lợi quy định chuyển từ ''phí'' sang ''giá'' sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, từ thủy lợi ''phục vụ'' sang thủy lợi ''dịch vụ'', gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; giúp người sử dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủy lợi là chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả” (Nguồn của ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng tổng cục thủy lợi, ngày 28/6/2018).

Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư; kinh phí hỗ trợ được ngân sách Nhà nước bảo đảm; Chính phủ sẽ quy định cụ thể nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm ổn định trong phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Từ ngày 01/7/2018, Việc hỗ trợ chính sách cấp bù miễn thu thủy lợi phí sẽ được chuyển sang thành giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi; Thực hiện cơ chế giá sẽ làm thay đổi nhận thức của xã hội, từ thủy lợi ''phục vụ'' sang thủy lợi

''dịch vụ'', gắn trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ thủy lợi và bên sử dụng dịch vụ thủy lợi; giúp người sử dụng dịch vụ thủy lợi hiểu rõ bản chất nước là hàng hóa, coi dịch vụ thủy lợi là chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện chuyển giao trên cơ sở Nghị định 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

c. Đánh giá chung

+ Ưu điểm:

- Hệ thống văn bản về thủy lợi đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.

- Các văn bản pháp luật về thủy lợi đã có các chương, điều, khoản quy định rõ ràng dễ thực hiện.

- Hướng dẫn thực hiện việc quản lý theo đúng các quy trình quy phạm về kỹ thuật và tổ chức bộ máy bộ máy quản lý, vận hành.

+ Hạn chế và tồn tại:

- Luật thủy lợi có hiệu lực vào ngày 01/7/2018 nhưng chưa có các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chi tiết cụ thể, sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác thực hiện.

- Chưa có hướng dẫn thực hiện Nghị định 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

- Các quy định của một số văn bản liên quan đến lĩnh vực thủy lợi chỉ ở mức chung chung, nằm rải rác ở nhiều văn bản, thậm chí văn bản ban hành sau trích nội dung của văn bản ban hành trước để đưa vào nội dung một số điều, khoản liên quan. Vì vậy, việc tra cứu, vận dụng rất khó khăn.

- Các văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng việc điều chỉnh chậm, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu phát triển các ngành kinh tế, một số văn bản khó có thể thực thi trong thực tế.

- Nội dung các văn bản pháp luật về thuỷ lợi còn có nhiều bất cập, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung văn bản còn chưa rõ nghĩa làm cho người thực hiện còn bị lúng túng, mỗi người hiểu theo một ý khác nhau.

- Thiếu chính sách tạo động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ, tu bổ công trình thuỷ lợi, vai trò của người dân trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức.

Kinh phí về duy tu sửa chữa công trình thủy lợi chưa được cấp kịp thời, dẫn đến các công trình triển khai tu sửa chưa kịp thời ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tếhoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 76)