5. Kết cấu luận văn
4.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi
* Quản lý khai thác
Bảo đảm cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ nền sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế trên toàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng tiến tiến, hiện đại bền vững và hiệu quả kinh tế.
Mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ thủy lợi từ cây lúa sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tốt như: cây chè, cây ăn quả, rau, hoa, cây dược liệu… áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tưới cho nông nghiệp công nghệ cao.
Xây dựng kế hoạch và khai thác đa dạng hóa các nguồn lực từ mặt nước và nguồn nước để phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cần sớm hoàn thiện kế hoạch chiến lược phát triển thủy lợi trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch dài hạn. Nắm vững kế hoạch đầu tư xây dựng của tỉnh trong lĩnh vực quản lý của ngành. Tích cực đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác quản lý thủy lợi. Hiện nay, khoa học công nghệ thông tin có nhiều phần mềm chuyên dụng có nhiều tiện ích trong công tác lập và quản lý khai thác công trình thủy lợi.
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng Pháp lệnh Quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi.
Giải pháp đặt hàng quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
Tiếp tục áp dụng Thông tư số: 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 v/v quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT56) và Thông tư số: 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (gọi tắt TT65) trên địa bàn tỉnh.
Trong nội dung Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định rõ các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi dựa trên Công tác đặt hàng
mà nhà nước đóng vai trò là đơn vị đặt hàng các tổ chức, quản lý khai thác đóng vai trò đơn vị nhận đặt hàng.
“Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: là việc cơ quan đặt hàng lựa chọn và chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi nhằm cung cấp dịch vụ tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất, dân sinh, kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, đơn giá, thời gian... theo quy định.
Cơ quan đặt hàng: là các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao, uỷ quyền là cơ quan đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi do tỉnh quản lý. Đơn vị nhận đặt hàng: là các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi”. (Nguồn Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT, ngày 01/10/2010 của Bộ NN - PTNT).
“Theo cơ chế đặt hàng: Theo phương thức này, bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện hợp đồng theo các thoả thuận đã ký trong hợp đồng. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng của các bên bao gồm: quản lý về khối lượng, chất lượng, tiến độ của công việc; quản lý giá hợp đồng; quản lý về an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) theo qui định nhằm đạt được mục đích của hợp đồng đã ký kết”. (Nguồn Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT, ngày 01/10/2010 của Bộ NN - PTNT).