Bài học kinh nghiệm rút ra cho BQLDA Phát triển Điện lực-Tổng Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án phát triển điện lực – tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho BQLDA Phát triển Điện lực-Tổng Công ty

Điện lực miền Bắc.

Với kinh nghiệm học hỏi từ BQLDA lưới điện và BQLDA các công trình điện miền Bắc về QL LĐ. Một số bài học cho BQLDA phát triển điện lực – Tổng công ty Điện lực miền Bắc như sau:

Thứ nhát, lấy thu nhập NLĐ là đòn bẩy cho sự sáng tạo, tăng năng suất LĐ. Đối với NLĐ, thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng để giúp NLĐ có thêm động lực phấn đấu trong công việc, có thêm sáng tạo và sẵn sáng đóng góp cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị mình đang làm việc.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo. Khoa học phát triển, kiến thức cần phải thường xuyên cập nhật đáp ứng nhu cầu công việc. Thêm vào đó, khuyến khích NLĐ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức. Từ đó là phát huy tính sáng tạo, tự học hỏi để có thêm kinh nghiệm.

Thứ ba, công bằng trong đánh giá NLĐ. NLĐ sẽ thỏa mái, tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo khi được đánh giá đúng những đóng góp của NLĐ đối với những vệ họ làm, không thiên vị cũng như đánh giá không đúng những gì họ đã làm.

Thứ tư, bố trí LĐ hợp lý. Mỗi một LĐ có những sở trường khác nhau, việc bố trí đúng người đúng việc sẽ giúp NLĐ phát được tính sáng tạo trong công việc, tinh thần làm việc thỏa mái với công việc yêu thích... điều này giúp hiệu quả công việc nâng cao, tinh thần và trách nhiệm đối với công việc được NLĐ chú trọng hơn.

Thứ năm, quan tâm tới đời sống tinh thần và các phúc lợi cho NLĐ. Để NLĐ gắn bó với đơn vị, thì đơn vị ngoài các chính sách về lương, thưởng thì đơn vị cần quan tâm tới phúc lợi và đời sống tinh thần cho NLĐ. Đây chính là tiền đề để NLĐ gắn bó, và tạo động lực cho NLĐ trong mọi hoạt động của đơn vị.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thời gian qua như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc?

- Các giải pháp nào cần được thực thi nhằm tăng cường QLNNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Các thông tin thứ cấp được thu thấp cho luận văn bao gồm các thông tin về tình hình quản lý nguồn nhân lực được thu thập tại các phòng: Phòng hành chính của ban quản lý, Phòng kế toán….. Thêm vào đó, luận văn cũng thu thập các quyết định, chỉ thị, công văn… liên quan đến quản lý nguồn nhân lực. Ngoài ra, luận văn cũng tìm hiểu hoạt đông quản lý nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án đầu tư thuộc tổng công ty điện lực Miền Trung, Ban kế hoạch thuộc Tổng công ty điện lực Miền Nam.

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua việc điều tra qua bảng hỏi. Tác giả thực hiện một cuộc điều tra khảo sát đội ngũ LĐ tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm đo lường mức độ đánh giá của NLĐ tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về các hoạt động tăng cường QLNNL tại đơn vị.

Số lượng phỏng vấn: tính đến thời điểm 31.12.2018 số lượng cán bộ công nhân viên tại BQLDA là 168 người. Để đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính ý nghĩa thống kê và số lượng cán bộ công nhân viên như vậy, tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể.

Nội dung phỏng vấn: để có những câu trả lời của cán bộ, công nhân viên BQLDA tác giả tiến hành phỏng vấn với phương pháp linh hoạt: tác giả phỏng vấn trực tiếp, có một số trường tác giả tiến hành gửi mail để thuận tiện cho những người trả lời. Tác giả

cũng đã sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có những câu trả lời theo đúng nội dung tác giả nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Tổng hợp số liệu thứ cấp: Tác giả tiến hành phân loại và đánh giá các số liệu đang được thu thập theo các nội dung tác giả phân loại.

Tổng hợp số liệu sơ cấp: Sau khi nhận được các câu trả lời của các đối tượng cần thu thập, tác giả sẽ tổng hợp trên phần mềm Excel để tính toán theo các chỉ tiêu cần thiết.

Tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp thông tinh theo phương pháp phân tổ thông tin, phân loại thông tin .….

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp so sánh: Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó thấy được xu hướng thay đổi và tìm ra nguyên nhân của những thay đổi đó.

Phương pháp thống kê mô tả: Để nghiên cứu phân tích rõ các số liệu, các chỉ tiêu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả sử thay đổi các chỉ tiêu, số liệu… để có thể đánh giá một cách chi tiết trong nghiên cứu.

2.3. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu

- Số lượng lao động thay đổi Tỷ lệ thay đổi số lượng

lao động =

Số lượng LĐ năm N – Số lượng LĐ năm N-1 Số lượng LĐ năm N-1

Việc thay đổi số lượng người lao động phải phù hợp với mục tiêu phát triển của BQLDA. Nếu không phù hợp thì quá trình quản lý không hiệu quả

- Sự tăng mức lương người lao động Tăng mức lương người

lao động =

Lương NLĐ năm N – Lương NLĐ năm N-1 Lương NLĐ năm N-1

Khi quản lý nguồn lao động tốt dẫn đến mức lương của người lao động sẽ tăng và ngược lại. Lương người lao động càng cao thì người lao động càng có nhiều đóng góp BQL.

Tăng tiền thưởng = Tiền thưởng năm N – Tiền thưởng năm N-1 Tiền thưởng năm N-1

Người lao động càng có nhiều đóng góp giúp nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm… thì người lao động được tăng tiền thưởng. Do vậy, sự tăng tiền thưởng là một trong những chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả QLNNL.

Tăng thu nhập tăng thêm Tăng thu nhập tăng thêm =

Thu nhập tăng thêm năm N - Thu nhập tăng thêm năm N-1

Thu nhập tăng thêm năm N-1

Thu nhập tăng thêm càng tăng thì chứng tỏ năng suất lao động tăng, khả năng cạnh tranh tốt cũng như hợp lý hóa các khâu trong sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này càng cao thì quản lý nguồn nhân lực càng hiệu quả và ngược lại

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC

MIỀN BẮC

3.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. miền Bắc.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ban quản lý dự án Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

- Tên giao dịch: BQLDA Phát triển Điện lực (Power Development Project Managament Board)

- Đơn vị QL: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (Northern Power Corporation) - Trụ sở chính: Số 3 An Dương – Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội.

- Tel/Fax: 04.22131302/04.37168000

BQLDA Phát triển Điện lực là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc được thành lập chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2004 theo Quyết định số 43/QĐ-EVN-HĐQT ngày 01/4/2004 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ thay mặt Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc QL các dự án đầu tư xây dựng các công trình điện và một số dự án khác trên địa bàn 27 tỉnh thành phía Bắc.

Trong những ngày đầu đi vào hoạt động, biên chế LĐ của Ban còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn nhiều thiếu thốn nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và lãnh đạo Ban đã quyết tâm chỉ đạo toàn Ban vượt qua những trở ngại trước mắt từng bước tháo gỡ các khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao. BQLDA Phát triển Điện lực với tinh thần đoàn kết, “trách nhiệm – trí tuệ - thanh lịch” đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành theo thời gian, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Kết quả sau hơn 15 năm hoạt động 2004-2018 về khối lượng, giá trị thực hiện đầu tư qua các năm không ngừng tăng lên, BQLDA Phát triển Điện lực được đánh giá cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: chống quá tải lưới điện 110kV- 220kV và lưới điện trung thế trên toàn địa bàn 27 tỉnh thành phố; đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

BQLDA Phát triển Điện lực đã được tặng nhiều phần thưởng, hàng chục Bằng khen và giấy khen của Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của CBNV không ngừng tăng lên.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. lực miền Bắc.

- QL các dự án xây dựng mới, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 220kV theo kế hoạch Tập đoàn Điện lực giao Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.

- QL các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự án thuộc các nguồn vốn khác của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.

- QL các dự án khác như: kiến trúc, xây dựng, viễn thông, thông tin… của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.

- Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, giám sát chất lượng công trình,... các dự án do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc làm chủ đầu tư.

3.1.3. Tổ chức bộ máy QL của BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. lực miền Bắc.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức BQLDA Phát triển điện lực

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Ban giám đốc là những người đứng đầu trong BQL, chịu trách nhiệm về mọi mặt Ban Giám đốc

Phòng chuyên môn nghiệp vụ QL dự án khu vực Phòn g Hành chính – Tổ chức Phòn g Kế hoạch vật tư Phòn g Tài chính kế toán Phòn g Kỹ thuật Kinh tế dự án QL dự án khu vực 1 QL dự án khu vực 2 QL dự án khu vực 3 QL dự án khu vực 4

hoạt động của BQL: thực hiện chỉ đạo, giám sát và đánh giá công việc của NLĐ tại Ban.

Phòng hành chính tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, QL cán bộ, công tác cán bộ, đào tạo phát triển NNL, tổ chức LĐ và tiền lương, các chế độ bảo hộ LĐ, chế độ chính sách đối với NLĐ, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe NLĐ.

Phòng kế hoạch vật tư: thực hiện công tác lập kế hoạch, duyệt và tổ chức triển khai, đôn đốc và thực hiện các kế hoạch hoạt động của BQL. Bên cạnh đó là thực hiện công tác QL, mua bán, cấp phát và theo dõi vật tư thiết bị tại Ban.

Phòng tài chính kế toán: thực hiện các hoạt động về QL tài chính và tổ chức công tác hoạch toán kế toán tại Ban.

Phòng kỹ thuật và Kinh tế dự án: phòng này có nhiệm vụ xem xét về mặt kỹ thuật, kinh tế của các dự án mà BQL thực hiện. Cố vấn và tham mưu cho Ban giám đốc về kỹ thuật và kinh tế của các dự án.

- Đơn vị QL dự án khu vực 1 (PMU1) QL các dự án ĐTXD thuộc khu vực các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Hưng Yên.

- Đơn vị QL dự án khu vực 2 (PMU2) QL các dự án ĐTXD thuộc khu vực các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.

- Đơn vị QL dự án khu vực 3 (PMU3) QL các dự án ĐTXD thuộc khu vực các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.

- Đơn vị QL dự án khu vực 4 (PMU4) QL các dự án ĐTXD thuộc khu vực các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

3.2. Thực trạng NNL tại BQLDA Phát triển Điện lực - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. miền Bắc.

Những năm qua, BQLDA Phát triển Điện lực đã nỗ lực không ngừng để thực hiện công tác đầu tư xây dựng được giao trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty vẫn ở mức cao (Sản lượng điện thương phẩm năm 2018 đạt 64,27 tỷ kWh và tăng trưởng 12,09% tương ứng tăng 6,93 tỷ kWh, đạt 100,58% kế hoạch EVN giao). Công tác dịch vụ khách hàng của Ban cũng có chuyển biến tốt, chỉ số tiếp cận điện năng và

các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện rõ rệt. Điều này đòi hỏi của phụ tải về độ ổn định cung cấp điện và chất lượng điện ngày càng cao. Đồng thời, Ban có biến động về nhân sự để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, số lượng LĐ của BQLDA điện lực Tổng công ty điện lực Miền Bắc giai đoạn 2016-2018 như sau:

Bảng 3.1. Số lượng LĐ của BQLDA điện lực Miền Bắc

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+,-) 2017/2016 2018/2017 LĐ trực tiếp 127 128 132 1 4 LĐ gián tiếp 32 35 36 3 1 Tổng LĐ 159 163 168 4 5 Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Do yêu cầu về khối lượng công việc, nên số lượng LĐ của Ban tăng qua các năm, năm 2018 tăng 9 LĐ so với năm 2016, LĐ tăng cả LĐ trực tiếp và LĐ giám tiếp.

Bảng 3.2. Số lượng LĐ của Ban phân theo trình độ:

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+,-) 2017/2016 2018/2017 Trên đại học 5 11 15 6 4 Đại học 133 135 141 2 6 Trung cấp - Cao đẳng 15 11 9 -4 -2 Sơ cấp 6 5 3 -1 -2 Tổng LĐ 159 163 168 4 5 Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Qua bảng 3.2 ta thấy, LĐ của Ban phần lớn là LĐ có trình độ từ Đại học trở lên. Số lượng LĐ có trình độ Đại học và trên đại học tăng qua các năm, LĐ trình độ trung cấp- cao đẳng và sơ cấp giảm dần. Điều này chứng tỏ Ban đã luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng LĐ, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nếu phân theo ngành nghề được đào tạo, số lượng LĐ phân theo ngành nghề đào tạo của Ban như sau:

Biểu đồ 3.1. Số lượng LĐ phân theo ngành đào tạo của BQLDA Phát triển điện lực

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy, số lượng LĐ phân theo ngành đào tạo của BQL phát triển điện lực chủ yếu là chuyên ngành kinh tế và chuyên ngành về điện chiếm 80,98%. Điều này hoàn toàn dễ lý giải, do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của Ban là xây dựng, cải tạo lưới điện, quản lsy các dự án phát triển lưới điện.

Bảng 3.3. Mức lương và thu nhập của CBNV của BQLDA Phát triển điện lực- Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

ĐVT: Đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+,-)

2017/2016 2018/2017 Lương bình quân/tháng 9.180.000 14.072.543 15.652.221 4.892.543 1.579.678 Thu nhập bình quân 11.419.000 15.884.601 17.982.403 4.465.601 2.097.802

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Qua bảng 3.3 ta thấy, mức lương và thu nhập bình quân của một CBNV của Ban hàng năm tương đối cao. Năm 2016 mức lương bình quân/tháng của Ban đạt 9.180.000 đồng/tháng, tổng thu nhập đạt 11.419.000 đồng/tháng. Năm 2017 mức lương của Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại ban quản lý dự án phát triển điện lực – tổng công ty điện lực miền bắc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)